Những người cựu chiến binh cuối đời mong muốn đất nước mình được hoà bình để phát triển. Mỗi một thành tựu của đất nước, những người lính đều thấy tự hào về Đảng về dân của mình đã vượt qua bao gian nan thử thách mới giành được, đồng thời cũng thấy được sự đóng góp của đồng đội và của mình trong đó. Những người cựu chiến binh đều thấy rằng việc điều hành đất nước cũng giống như những người chỉ huy trong quân đội, họ phải là người có trí tuệ hơn người khác, có bản lĩnh hơn người khác và biết hy sinh vì đất nước hơn người khác.
Trong những năm vừa qua chúng ta đã có những cựu binh tham gia vào cấp lãnh đạo cao của Đảng thể hiện được điều đó. Những bậc tiền bối như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Chí Thanh,… kế tiếp là Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, sau này là Nguyễn Tấn Dũng, Trần Văn Trà, Phùng Quang Thanh đều thể hiện được bản chất của người lính. Họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, trong đó phải kể đến cựu binh Nguyễn Tấn Dũng. Với vị trí là Thủ tướng của một nước, ông đã làm được những điều nổi bật hơn cả trong kinh tế, xã hội, trong an ninh quốc phòng và trong đối ngoại nên cả nước đều xác nhận công lao của ông đối với đất nước. Trong những năm vừa qua và gần đây ông được thế giới vinh danh là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của thế giới đã có nhiều đóng góp cho hoà bình, an ninh, phát triển toàn cầu, đóng góp của ông đã làm thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn. Và như vậy những người lính, người dân tin rằng ông sẽ được tái cử để tiếp tục cống hiến cho đất nước. Song các thông tin từ Hội nghị TW 13 lại cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng – người cựu binh ưu tú lại không được tái cử, hơn thế nữa trong lực lượng quân đội, công an cũng hụt hẫng hơn các Đại hội trước. Quân đội chỉ có một nhân sự duy nhất được đề cử vào Bộ Chính trị, công an không có nhân tố mới vào TW. Nhìn xa hơn thì thấy những người có nhiều đóng góp thấy rõ với những kết quả nổi bật như ngành ngân hàng và giao thông cũng không được xem xét đưa vào nhân sự cấp cao, trái lại toàn thấy gương mặt cả cuộc đời chỉ anh sinh viên, thầy giáo được gần kề với Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội được cất nhắc đưa vào nắm giữ cấp chiến lược, trong đó có những địa phương như Nghệ an có đến năm nhân sự được chọn vào Bộ Chính trị, họ đều là những người không biết khổ đau là gì và cũng chả thấy đóng góp được gì cho xã hội và đất nước.
Tôi viết ra điều này chỉ muốn nói lên sự thật cho Đảng biết, để Đảng phải lắng nghe tâm tư những cựu chiến binh như chúng tôi. Vì sao lại đối xử không công bằng với những cựu chiến binh như vậy?
Người Đảng viên, cựu chiến binh đều xác định sự cống hiến cho dân tộc là trên hết, chúng tôi hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về sự đóng góp to lớn của ông, những ngày vừa qua được biết ông gặp nhiều khó khăn trước những thông tin bôi nhọ ông. Đọc bản giải trình của ông của ông trước Bộ Chính trị, BCH TW càng thấy thương ông, thông cảm với ông. Không nghĩ rằng ở cương vị như ông còn bị đối xử như thế. Nhưng xin ông tin rằng niềm tin của dân, của Đảng viên, của những người cưu chiến binh như tôi đối với ông là rất lớn, chúng tôi biết ông là người khiêm nhường, tuân thủ nguyên tắc của Đảng – chữ nhẫn rất cao trong con người ông. Song trong giai đoạn bước ngoặc của lịch sử này, với tinh thần của người lính tôi khuyên ông hãy vì đất nước này mà tiếp tục gánh vác sứ mệnh lịch sử, phải đấu tranh mạnh mẽ với bọn cơ hội, tiệu cực đang hoành hành trong Đảng, quân đội, công an. Và những cựu chiến binh sẽ tiếp sức cho ông để cứu đất nước đang bị đe doạ bởi các mưu đồ đen tối.
Lê Hải Anh (Đảng viên, Cựu chiến binh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét