Nhân vật này không ai khác chính là ông chủ Tập đoàn Đại Dương Hà Văn Thắm nổi danh đình đám trong giới tài chính. Hà Văn Thắm sinh ngày 11 tháng 12 năm 1972 tại xã An Hà, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Xuất thân từ gia cảnh nghèo khó, chỉ trong vòng 6 năm sau khi du học trở về nước, Hà Văn Thắm đã nắm trong tay khối tài sản khổng lồ với vô số các dự án và 40 công ty. Người ta thường thấy hình ảnh Hà Văn Thắm xuất hiện trên truyền thông vô cùng đạo mạo và lịch lãm. Còn đối với cấp dưới thì Hà Văn Thắm thường lên lớp họ phải sống đáng hoàng tử tế. Còn bản thân Thắm thì sao?
Trước khi đề cập đến phản ứng quyết liệt, vội vàng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng – “vị chính trị gia” đáng kính, đứng giật dây phía sau thâu tóm ngân hàng Bảo Việt làm của riêng cho “đế chế gia đình”. Chúng ta hãy xem qua chân tướng của nhân vật được Hoàng Văn Chánh và Chủ tịch Quốc hội chấm chọn thực hiện kịch bản cướp ngân hàng Bảo Việt.
Trước khi đề cập đến phản ứng quyết liệt, vội vàng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng – “vị chính trị gia” đáng kính, đứng giật dây phía sau thâu tóm ngân hàng Bảo Việt làm của riêng cho “đế chế gia đình”. Chúng ta hãy xem qua chân tướng của nhân vật được Hoàng Văn Chánh và Chủ tịch Quốc hội chấm chọn thực hiện kịch bản cướp ngân hàng Bảo Việt.
Những ai từng tiếp xúc với Hà Văn Thắm đều nhận thấy bản chất vị doanh nhân này là kẻ rất cơ hội, tham lam vô độ và đầy giã tâm. Vì tiền, Hà Văn Thắm không từ bất cứ thủ đoạn nào kể càng bán mình cho “quỷ” làm việc phi pháp miễn sao tiền chảy đầy túi là được! Cũng giống như việc Thắm đầu quân làm tôi tớ của nhân vật bí hiểm Hoàng Văn Chánh và bà Nguyễn Hồng Phương em gái vị “chính trị gia” đáng kính Nguyễn Sinh Hùng lật đổ ngân hàng Bảo Việt.
Tiền thân Ngân hàng TMCP Đại Dương là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993.
Quay lại với mối quan hệ thân tình giữa Hà Văn Thắm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Phải nói rằng cũng chính nhờ mối quan hệ này mà “sự nghiệp” của Hà Văn Thắm phất lên trông thấy.
Chỉ trong vòng 6 năm ngắn ngủi, từ tay trắng, vô danh, Hà Văn Thắm đã trở thành đại gia có tiếng, lọt top những người giàu nhất Việt Nam. Trong đó Hà Văn Thắm sở hữu (công khai) 40 công ty:
- Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (Vốn điều lệ 3,000 tỷ)
- Công ty CP Đầu Tư Đại Dương Thăng Long (1,160 tỷ)
- Công ty CP Khách Sạn Dịch vụ Đại Dương (1,000 tỷ)
- Doanh Nghiệp tư nhân Hà Bảo (1,000 tỷ)
- Công ty CP T&M Đại Dương (900 tỷ)
- Công ty TNHH VNT (600 tỷ)
- Công ty CP Thương Mại Và Kho Vận Thành Đông (402 tỷ)
- Công ty Chứng khoán Đại Dương (300 tỷ)
- Công ty CP Bán lẻ & Quản lý Bất Động Sản Đại Dương – ORC (300 tỷ)
- Công ty CP Đầu tư & Sông Đà (300 tỷ) – Thắm “mượn” mẹ vợ (bà già Bùi Thị Cẩm Vân) đứng tên.
- Công ty CP Sài Gòn Givral (226 tỷ – đã bán vào tháng 7/2012?)
- Công ty Cổ phần VIPTOUR – TOGI (200 tỷ)
- Công ty CP Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội (100 tỷ)
- Công ty CP Tân Việt (100 tỷ)
- Công ty TNHH TM Và Du lịch Tràng Tiền Nha Trang (100 tỷ)
- Công ty TNHH Sao Hôm (100 tỷ)
- Công ty CP Đầu tư IOC – Sunrise Hội An (100 tỷ)
- Côngty CP Phát triển Tài Nguyên Thiên Nhiên Đại Dương (150 tỷ)
- Công ty Fafilm Việt Nam (96 tỷ)
- Công ty CP Suối Mơ (90 tỷ)
- Công ty CP VietCom (60 tỷ)
- Công ty CP Du lịch Dầu khí Phương Đông (50 tỷ)
- Công ty Nông Lâm Sản Đại Dương (50 tỷ)
- Công Ty Vietcans Liên Doanh (46.5 tỷ)
- Công ty Truyền thông Đại Dương (40 tỷ)
- Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Hapaco (30 tỷ)
- Công ty CP Bánh Givral CN Hà Nội (30 tỷ)
- Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bảo Minh (30 tỷ)
- Công ty Fafilm TP HCM (30 tỷ)
- Công ty truyền thông Đại Dương – Trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và nông lâm sản,Kim Cương (20 tỷ)
- Công ty Cổ phần truyền thông TV shopping (10 tỷ)
- Công ty CP Tràng Tiền (6 tỷ)
- Công ty CP BSC Việt Nam (6 tỷ)
- Công ty CP Bảo Linh (5 tỷ)
- Công ty Kem Tràng Tiền (6.3 tỷ)
- Công ty Starbowl (chưa xác định vốn)
- Công ty CP Phát triển Thương mại Dịch vụ Hà Thành (chưa xác định vốn )
- Công ty CP Đầu tư Phát triển và Kinh doanh Công trình Công nghiệp Việt Sing (chưa xác định vốn )
- Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Tài chính Liên Việt (chưa xác định vốn).
- Công ty TNHH Phương Bắc (chưa xác định vốn)
Trên đây mới chỉ là tên 40 công ty “công khai” của Hà Văn Thắm chưa kể các công ty Thắm đang “thu gom” và các công ty Thắm gián tiếp sở hữu. Thực tế, vốn điều lệ ở đây chỉ là con số tương đối không đánh giá được giá trị thật của doanh nghiệp. Chẳng hạn chỉ riêng phi vụ thâu tóm kem Tràng tiền, Hà Văn Thắm đã bỏ ra 500 tỷ để mua lại từ “người nhà” (của nhân tình Nguyễn Thị Lan Hương và anh trai Hà Trọng Nam).
Nói về mưu đồ thâu tóm kem Tràng tiền của Thắm, ông Lê Kim Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tràng Tiền khi ấy đã phải thốt lên: “Có một nhóm cá nhân ngoài công ty có tiềm lực tài chính đang tìm cách thôn tính toàn bộ doanh nghiệp của chúng tôi. Đến 15/10/2011, họ đã dùng số tiền lớn mua ngầm khoảng 80% số cổ phiếu của công ty”. Vụ việc chỉ bị đưa ra ánh sáng vào năm 2008 khi ông Hà Trọng Nam (anh trai Hà Văn Thắm), người nắm giữ hơn 92% cổ phần được bầu làm Chủ tịch HĐQT. Và gần đây, tháng 7/2013, Thắm đã “công khai” bỏ ra 500 tỷ đồng để chính thức sở hữu thương hiệu Kem Tràng Tiền và khu đất vàng 1.500m2 mà Tràng Tiền sở hữu trị giá không dưới 1.500 tỷ đồng. Thắm sẽ còn “kiếm bộn” khi dựng lên khu tổ hợp dịch vụ, ngân hàng, căn hộ cao cấp tại khu vực này.
Khối tài sản của Hà Văn Thắm nào chỉ dừng ở đó, chỉ tính riêng số liệu chứng khoán, Hà văn Thắm đã sở hữu gần 3,000 tỷ đồng, trong đó trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ: OceanBank (OJB): 243,959,987 CP; Bảo Việt Bank (BVB): 14,608,000 CP; TRUSTBANK: 254,751,970 CP; PVFC: 5,000,000 CP;… Như vậy, việc trước đây có báo từng thống kê rằng Hà Văn Thắm chỉ giàu thứ 9 trên sàn chứng khoán là không chính xác. Trên thực tế, Thắm còn đứng cao hơn thế. Đấy là chưa kể đến các khối bất động sản cực lớn và 10,000 tỷ trái phiếu chính phủ mà Thắm thu gom được nhờ mối quan hệ lợi ích của mình với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng! (Xem chi tiết )
Trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm và nông lâm sản, tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) đang sở hữu thương hiệu nổi tiếng như kem Tràng Tiền, bánh Givral, hệ thống OceanMart; trong đó kem Tràng Tiền và bánh Givral là hai thương hiệu thực phẩm nổi tiếng ở miền Bắc và Nam. Hệ thống Oceanmart là mạng lưới trung tâm thương mại được OGC triển khai từ tháng 9/2011, đến 12/2012 thì OGC đã khai trương trung tâm thương mại, siêu thị OceanMart Hà Đông và OceanMall Thăng Long.
Kế đến lĩnh vực tài chính, OGC sở hữu phần lớn cổ phần trong công ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán Đại Dương (75%) và ngân hàng Đại Dương (20%). Trong lĩnh vực dịch vụ – khách sạn, OCG đầu tư thông qua công ty con là CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (75% vốn góp), nổi bật với chuỗi khách sạn mang tên StarCity Hotel và Sunrise. Hiện vốn điều lệ của OCS, Oceanbank và OCH lần lượt 300 tỷ đồng, 5.350 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng..
Trong lĩnh vực truyền thông có thể kể đến CTCP Truyền thông Đại Dương (OMC) với tỷ lệ sở hữu 75% trên số vốn điều lệ 40 tỷ đồng. OMC là đối tác sản xuất và khai thác các kênh truyền hình chuyên biệt đầu tiên về kinh tế – tài chính INFOTV. Cùng với đó, OGC còn sở hữu kênh TVShopping là kênh mua sắm đầu tiên trên sóng truyền hình tại Việt Nam.
Cuối cùng, một lĩnh vực khá mới là tài nguyên rừng, tập đoàn Đại Dương đầu tư thông qua thành lập CTCP Phát triển tài nguyên thiên nhiên Đại Dương (ORC) vào tháng 10/2011 với mục đích tập trung phát triển các dự án trồng rừng sản xuất, khai thác và xuất khẩu quặng, khí đốt với quy mô lớn trên phạm vi cả nước.
Bản chất con người Hà Văn Thắm
Nắm trong tay một khối tài sản khổng lồ, nhưng vị đại gia sinh năm 1972 gốc Bắc Giang trong cuộc sống đời thường là người như thế nào? Trái với vẻ ngoài đạo mạo, lịch lãm, bản chất Thắm là kẻ rất cơ hội và tham lam, vì sự nghiệp đại gia của mình đã uốn lưng làm đàn em của kẻ bí hiểm Hoàng Văn Chánh và bà Nguyễn Hồng Phương (em ruột Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng), từ mối quan hệ này Hà Văn Thắm đã nhanh chóng thâu tóm, nhanh chóng nâng khối tài sản của mình ngày một khổng lồ.
HH Jennifer Phạm, cựu cầu thủ Phương Nam, đại diện bệnh viện và Ông Hà Văn Thắm, chủ tịch HĐQT Ocean Bank cùng ngoài cùng là người đẹp Phan Hương Giang trong một chuyến đi “từ thiện”
Từ sau khi thâu tóm thành công Ngân Hàng TMCP Nông Thôn Hải Hưng, với sự “đỡ đầu” của Hoàng Văn Chánh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, sự nghiệp kinh tài của Thắm thăng hoa thì cùng lúc bản chất bắt đầu bộc lộ. Các chuyến công tác của Thắm là những ngày ăn chơi trụy lạc liên miên với các cô thư ký, trợ lý, luật sư, showbiz. Bù lại, các cô gái này cũng nhận được những quyền lợi không nhỏ chút nào.
Hoa hậu Quý bà thế giới 2011 và Hoa hậu Kim Hồng, Tiến sĩ Hà Văn Thắm (giữa) – chủ tịch HĐQT Ocean Bank và chủ tịch HĐQT Ocean Group dự một sự kiện tại Hà Nội.
Ngay trong OGC, tiêu chuẩn tuyển người của Thắm cũng rất đặc biệt, các nhân sự tiếp xúc hàng ngày phải là các cô gái xin tươi, Phó TGĐ Trần Quang Quang (phụ trách CNTT) cũng nhiều lần rỉ tai đồng nghiệp: Chủ tịch HĐQT biến phòng làm việc thành nơi hành lạc tại chỗ với các nhân viên xinh đẹp. Thậm chí ở văn phòng tập đoàn, mỗi khi Thắm làm việc thì cấm tiệt không cho ai lên gần khu vực phòng chủ tịch HĐQT nếu không báo trước, gắn camera theo dõi khắp nơi để “cảnh giới”.
…….
Kem Tràng Tiền – nét văn hóa đặc trưng của thủ đô
Kem Tràng Tiền là thương hiệu kem nổi tiếng ra đời từ năm 1958 và đến nay đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Đơn vị sản xuất ra sản phẩm kem này chính là CTCP Kem Tràng Tiền. Việc sở hữu CTCP Kem Tràng Tiền ngoài thương hiệu kem nổi tiếng còn có lô đất vàng 1.500m2 tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, ngay sát Hồ Gươm.
Cho đến hiện nay, theo thông tin đăng ký trên tổng cục thuế, người đứng tên đối với công ty Kem Tràng Tiền là ông Hà Trọng Nam, nhân vật này là anh trai của ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Đại Dương). Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (HNX: OCH) – công ty con của tập đoàn Đại Dương, có ghi nhận khoản phải thu liên quan đến ông Hà Trọng Nam từ năm 2010 lên đến 500 tỷ đồng. Đây là khoản ứng trước cho ông Nam theo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 2510/2010/HĐ-CNCP ngày 25/10/2010 về việc công ty nhận chuyển nhượng 634.700 cổ phiếu của CTCP Tràng Tiền, ứng với 99,17% vốn điều lệ, từ nhóm cổ đông bao gồm bà Nguyễn Thị Lan Hương, ông Hà Văn Thắm và ông Hà Trọng Nam (các bên liên quan của công ty). Cả 3 nhân vật này đều là cổ đông sáng lập của chính CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương.
Bánh kem Givral – đẳng cấp Sài Thành
Nếu như kem Tràng Tiền là thương hiệu nổi tiếng ở Hà Nội thì bánh Givral lại là thương hiệu bánh kem từng làm mưa làm gió tại Sài Gòn. Bánh Givral ra đời từ năm 1950 theo phong cách Pháp. Từ khi ra đời cho đến trước giải phóng, bánh Givral đã nhanh chóng trở thành thương hiệu bánh dành cho giới thượng lưu, quan chức và những người nổi tiếng ở đất Sài Thành. Trong thời hoàng kim của mình, những bữa tiệc, đám cưới lớn nhất thành phố tại các cửa hàng, khách sạn đều đặt bánh làm từ Givral.
Tuy nhiên, theo thời gian, Givral không còn giữ được nét đặc trưng và hương vị riêng. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng bắt đầu quay lưng với sản phẩm Givral và thương hiệu bánh nức tiếng một thời này dường như rơi vào quên lãng.
Đến năm 2004, CTCP Sài Gòn Givral được thành lập với ngành kinh doanh chính là sản xuất các loại bánh tươi cao cấp như bánh kem, bánh sinh nhật, bánh giáng sinh…và ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Công ty đã tìm tòi để có thể sản xuất những sản phẩm mang hương vị đặc trưng riêng của dòng bánh Givral cao cấp khi xưa và từ đây người Sài Gòn lại được nhìn thấy các cửa hàng bày bán sản phẩm bánh kem Givral.
Không thể bỏ qua thương hiệu bánh kem nổi tiếng này, OCH thực hiện góp vốn và bắt đầu nắm quyền kiểm soát CTCP Sài Gòn Givral với tỷ lệ sở hữu 96.54% kể từ giữa năm 2009. Tuy nhiên, theo BCTC soát xét 6 tháng 2013 thì CTCP Sài Gòn Givral không còn là công ty con của OCH và toàn bộ cổ phần cũng đã được chuyển nhượng xong. Dù vậy điều này không có nghĩa là OCH không còn sở hữu thương hiệu bánh kem Givral bởi trong danh sách công ty con của OCH lại xuất hiện một cái tên mới, CTCP Bánh Givral. Công ty này được thành lập từ cuối năm 2011 với số vốn điều lệ 30 tỷ đồng, cổ đông lớn góp vốn chiếm đến 98% chính là OCH. Lĩnh vực kinh doanh chính của CTCP Bánh Givral là sản xuất, kinh doanh các loại bánh từ bột, cacao, socola, mứt kẹo, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
Được biết, trước đó OCH nhận chuyển nhượng cổ phần CTCP Bánh Givral từ các cá nhân quen thuộc là ông Hồ Vĩnh Hoàng (cổ đông sáng lập OCH) 1,1 triệu cổ phiếu, bà Nguyễn Thị Thu Hà (cháu ông Hà Văn Thắm) 300.000 cổ phiếu và bà Bùi Thị Cẩm Vân 1,47 triệu đơn vị.
Kết quả đạt được từ việc đầu tư vào CTCP Bánh Givral là không thể phủ nhận khi năm 2012, thương hiệu Givral đóng góp tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp nhất của OCH, ứng với 40,2% tổng doanh thu. Tính đến cuối năm 2013, thương hiệu thực phẩm bánh Givral đã mở tổng cộng 27 cửa hàng trên toàn quốc, bên cạnh đó, còn xây dựng chuỗi Cafe Givral tại các trung tâm thương mại, sảnh khách sạn và chuỗi siêu thị của Ocean Mart.
Chuỗi khách sạn StarCity và Sunrise
Không nổi đình nổi đám bằng hai thương hiệu trên, trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, tập đoàn Đại Dương đang xây dựng hai thương hiệu khách sạn chủ đạo là chuỗi khách sạn StarCity tiêu chuẩn 4 sao và chuỗi khách sạn Sunrise tiêu chuẩn 5 sao thông qua công ty con OCH.
Chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng StarCity được OCH khởi động từ năm 2010. Theo kế hoạch, công ty sẽ thực hiện 5 dự án lớn về khách sạn và khu nghỉ dưỡng là khu nghỉ dưỡng quốc tế 4 sao Novotel StarCity Hoi An và chuỗi khách sạn quốc tế tiêu chuẩn 4 và 5 sao tại các thành phố trọng điểm là StarCity Nha Trang, StarCity Westlake Hanoi, StarCity Airport và StarCity Saigon.
Được biết, Novotel StarCity Hoi An Resort được quản lý bởi tập đoàn quản lý khách sạn danh tiếng thế giới Accor, mang thương hiệu Novotel và Starcity. Chủ đầu tư là CTCP Dịch vụ hỗ trợ và Phát triển đầu tư (IOC), công ty con của OCH với tỷ lệ sở hữu 74% vốn.
Khách sạn StarCity Westlake Hanoi do CTCP Viptour – Togi làm chủ đầu tư. Vào cuối năm 2009, OCH đã lần lượt mua 10% phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn Togi Việt Nam và 70% phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn Euro Metal Cans Hodling CO.,PTE.,LTD, cả hai cùng là thành viên sáng lập của Viptour – Togi.
Khách sạn Starcity Nha Trang do công ty trách nhiệm hữu hạn thương mạidu lịch và Đầu tư phát triển làm chủ đầu tư. Sau đó công ty này chuyển 90% vốn góp vào dự án cho tập đoàn Đại Dương. Đến cuối năm 2010, OGC chuyển lại cho CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương
Trong chuỗi khách sạn này, StarCity Saigon là khách sạn đầu tiên hoạt động vào 12/01/2011 với tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 35 triệu USD. Tiếp đó, cũng trong năm này vào ngày 15/08, OCH mở rộng chuỗi khách sạn với thành viên Add captionmới là StarCity Phương Đông Hotel tại thành phố Vinh. Các khách sạn còn lại, nếu theo đúng kế hoạch thì sẽ hoàn thành trong năm 2014 và 2015.
Với thương hiệu khách sạn Sunrise tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, Sunrise Nha Trang Beach Hotel và Spa là đích nhắm đầu tiên của OCH. Vào tháng 5/2011, OCH trở thành cổ đông lớn nhất tại CTCP Tân Việt với tỷ lệ góp vốn 40,9%, công ty này chính là chủ sở hữu khách sạn Sunrise Nha Trang Beach Hotel và Spa. Vào năm 2012, một khu nghỉ dưỡng cao cấp khác trong chuỗi này là Sunrise Hoi An Beach Resort chính thức đưa vào khai thác, đây là Resort đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao với 222 phòng nghỉ và căn biệt thự hướng ra biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét