Đăng
lại bài viết dưới đây trên Facebook, chúng tôi không hề có ý phản bác tất cả những
lập luận vốn thường tỏ ra sắc sảo của bạn Huy Đức. Nhưng lẽ thường là thế, dù
có sắc sảo đến đâu, đã gọi là lý thuyết thì bao giờ cũng chứa đựng “tiềm năng ảo”
trong cái khuôn tư duy của chỉ một người. Cho nên trước sau phải trải qua cọ
xát và cọ xát thì cuối cùng mới tìm ra chân lý.
Và đó cũng chính là cách thực
thi dân chủ đầu tiên của người trí thức nhân danh dân chủ. Ý kiến của tác giả
Dinh Phong Vu là một trình bày thực chứng từ trải nghiệm bản thân, nhưng theo
chúng tôi, chính nó lại nói được rất nhiều điều có giá trị kiểm chứng và soi tỏ
cho lý thuyết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Bauxite Việt Nam).
Lần đầu đọc bài “Bộ tứ” của HUY ĐỨC, tôi chỉ nghĩ cũng
là một ý kiến để tham khảo
thêm. Nhưng lúc đọc lại lần thứ hai, tôi
chú ý đến câu “Đừng vì quá
mỏi mệt với giáo điều, trì trệ mà tung hô một nhà độc tài vì nghĩ ông ta dám
phá bỏ những gì đang làm chúng ta mỏi mệt”, thì tôi thấy câu
này thể hiện một cách nghĩ, nếu không sai hoàn toàn thì cũng có nghĩa tác giả hơi ít hiểu biết về các vấn đề chính trị (không chỉ chính trị mà cả
về con người)… Sao
tôi dám nói thế, xin đọc tiếp các bạn sẽ thấ́y)
Trước hết về chính trị,
tôi xin nêu ba trường hợp cụ thể.
1) Trường hợp CHI LÊ. Dưới quyền Tổng thống
Allende (đọc là A-gien-đê vì hai chữ L liền nhau, tiếng
Tây Ban Nha đọc thành “GI”). Ông là Tổng thống hợp pháp vì được bầu bán hẳn hoi. Nhưng đất nước dưới quyền ông đã trì trệ, suy sụp rất nhanh. Có gì đâu.
Ông ngây thơ (hay nói theo
blogger tự xưng là NHÁT SĨ, là “ngu ngơ”) và bị
đám Cộng sản thuyết phục, và giống
như nhiều trí thức khuynh tả trên thế giới, ông tưởng
con đường XHCN là quá hay, là ưu việt. Ông ra nhiều
chủ trương mới nghe thì tưởng tốt, tạm lấy một thí dụ nhỏ.
Ông ra lệnh xuất tiền nhà nước
mua sữa, phát không cho học sinh các lớp dưới. Tưởng là tốt, là nhân
đạo quá chứ gì ? Ông không ngờ chỉ ít lâu sau, chủ trương cực tốt ấy đã biến các cô giáo thành một thứ “quan” toàn quyền ban phát ”lộc Nhà nước”. Cô giáo muốn cho em nào thì cho. Em nào vênh vênh mặt, cô không cho, còn mắng thêm: “Đã cho
không mà còn hỗn hào”. Em nào
“ngoan”, chắp tay hẳn hoi, cô khen là “lễ phép”, cho luôn hai hộp… Và tất
nhiên cuối cùng còn thừa. Cô đem
về cất tạm ở góc nhà, khiến nhà đã chật càng thêm vướng. Thế là đám
buôn lậu đánh hơi thấy, nhảy vào. Chúng nói ngon ngọt và “hợp lý” khiến cô giáo
kia bùi tai, tuồn sữa ra cho chúng
để nhà đỡ chật… Kết quả, sữa đến tay các em học sinh thì dần dần ít mà bị tuồn ra chợ đen
thì ngày càng nhiều… Hình thái “chợ đen” phát triển nhanh
chóng (giống như thời bao cấp ở ta) đến nỗi chẳng bao
lâu sau, thủ đô Sanchiago của Chi Lê tràn ngập những đám biểu tình: các bà nội trợ không mua nổi thực phẩm quá hiếm hoi, chỉ có bán ngoài chợ đen với giá cắt cổ, đành tụ họp
nhau lại, gõ xoong nồi rỗng ầm ĩ, đi biểu tình kêu gọi chính quyền thay
đổi, gọi là “biểu tình xoong nồi”. Đất nước rối ren, cuộc sống trì trệ, phần nào giống như ở ta hiện nay, dưới quyền của một kẻ “thiểu năng trí tuệ”,
giáo điều cùng đám cơ hội, vừa ngu vừa tham nhũng… Cuộc sống quá khó khăn, dân chúng
bất mãn đã tạo điều kiện cho tướng Pinochet làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền
Allende. Ông thấy việc đầu tiên là phải nâng cao mức
sống cho dân, đã xuống quá thấp. Ông xin với
nhà kinh tế học hàng đầu thế giới, giải Nobel (tôi trót quên tên, xin tạm gọi là X.) cử cho một tốp học trò ưu tú sang giúp Chi Lê. Ông gọi
đám này là X’s boys nhóm
trai trẻ của giáo sư X.) và ông bảo họ: “Tôi lo phần an ninh còn phần kinh tế giao
phó hoàn toàn cho các cậu… Muốn lập công ty, tập đoàn, muốn đánh thuế kiểu nào đều do các cậu quyết định…”.
Sau ít năm Chi Lê phục hồi và hiện nay là một
trong những quốc gia có mức sống cao
và ổn định nhất châu Mỹ La-tinh.
2) Trường hợp Indonesia. Sau khi được Hà Lan trao trả độc
lập (theo chủ trương chung của LHQ thời điểm kết thúc Đại chiến Hai), vị Tổng thống đầu tiên được bầu là một trí thức có uy tín: Sukarno. Khốn nỗi ông này bị đám đảng viên Cộng sản “xui dại” và được ĐCS TQ khích lệ đã thực hiện
một số chủ trương theo hướng XHCN và đất nước sa sút, trì trệ, nghèo nàn, dân tình khốn khổ (Thời gian ấy tôi có dịp sang đất nước tươi đẹp này, và thấy khá rõ tình hình).
Tổng Bí thư ĐCS Indonesia là Aidith bấy giờ được
Trung Quốc đề cao ghê gớm, và vào thời tôi còn trẻ (thập niên
1960) sách của Aidith được Tân Hoa Xã dịch
ra tiếng Việt, in rất đẹp, đem phát không, cùng với tác phẩm của Vương Hồng Văn, Khang Sinh… ở
quầy bên cạnh cổng Trụ sở Đại sứ quán Trung Hoa, chắc nhiều bạn sống ở Thủ đô ngày ấy hẳn còn nhớ… Cuối cùng, trước cảnh đất nước suy sụp, Suharto đã làm cuộc đảo chính, hạ bệ Sukarno và ra lệnh truy nã các
đảng viên CS để diệt tận gốc tư tưởng Mác-Lê. Bị truy nã gắt
gao, Tổng Bí thư Aidith cải trang, trốn vào một xóm hẻo lánh, cuối cùng bị dân phát hiện, và ông ta bị giết. Từ ngày
ấy Indonesia ổn định, phát triển bình thường, không bị lý
thuyết Mac-xit làm xã hội méo mó, suy đồi…
3) Trường hợp Liên Xô. Đầu thập niên 1960, thấy
kinh tế Liên Xô khởi sắc đôi chút, Bí thư Thứ nhất (cách gọi khác đối với Tổng Bí thư)
Khrusov bốc lên, cho rằng đã “hoàn thành xã hội XHCN và có thể tiến lên xã hội Cộng sản”. Muốn thế, phải tiến hành xóa bỏ dần đồng tiền, bằng cách mọi thứ sẽ từng bước miễn phí cho
dân. Đầu tiên miễn phí bánh mì,
sau sẽ đến miễn phí thuộc men, rồi
miễn phí phí tổn đi lại (không bán vé nữa, cứ lên xe và ngồi – kể cà máy bay – đến
chỗ nào bạn thích…Vì có thế mới
khiến xã hội Liên Xô không còn đồng tiền, đặc trưng cơ bản của lý thuyết cộng sản… Bước đầu tiên là miễn phí bánh mì. Khách vào hiệu ăn chỉ cần trả tiền
thức ăn và thức uống còn bánh mì “miễn phí” muốn ăn bao nhiêu cứ lấy tùy thích. Ai ngờ mới thực hiện vài hôm thì đã xảy ra lắm chuyện quái đản. Lũ lượt kéo vào các hiệu ăn, ngồi chật các bàn những người ăn mặc nhem nhuốc, gầy còm, xanh
xao, áo quần bẩn thỉu, râu
ria không cạo… Họ vào và chỉ gọi bia, vì đối với họ “bia và bánh mì là đủ sống rồi”. Các nhà ăn rối ren và mất trật tự không chịu nổi, còn lỗ vốn to nữa chứ… Cuối cùng vị Tổng Bí họ Khơ đành vội vàng bỏ cái lệnh “cực kỳ tiến bộ” ấy, may mà chưa kịp thực hiện các “miễn phí” tiếp theo. Rồi đến trào Gorbatsov. Ông này nghĩ, cứ theo đúng lời Lênin là đâu sẽ vào đấy, mọi khó khăn rắc rối sẽ tự tiêu tan. Một trong những việc đầu tiên là ra lệnh cấm rượu, vì thấy dân Nga rượu chè nhiều quá. Thì rượu lậu lập tức tràn lan, lại pha bằng hóa chất, khiến dân Nga ngộ độc phải đưa vào bệnh viện hàng loạt. Lúc ấy tôi đang công tác ở Moskva nên thấy
rất rõ. Cuối cùng, sau một loạt chủ trương “giời
ơi, đất hỡi” và tai hại ấy (tất cả đều mới “thử” thì phải bỏ ngay) và trước
hành động “cải cách triệt để” của Boris ELTSIN, Tổng
bí thư kiêm Tổng thống Gorbatsov đành
phải tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của DCSLX, và Liên bang xô-viết
sụp đổ.
*
Những chủ trương “XHCN” hay “CSCN” kể trên, nghe thì rất hay nhưng khi thực hiện thì vô cùng tai hại (giống như kiểu ở ta “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” nghe thì rất hay, nhưng đến khi thực hiện thì như thế nào các bạn đã biết…, dân oan lũ lượt kéo nhau lên Thủ đô
kêu).
Những thí dụ như thế hình như có nhiều, nhưng ba trường hợp nêu trên, theo tôi là
điển hình, và chủ quan là biết khá rõ, vì tôi đã sang Chi Lê sau đấy và bản thân đã dịch
cuốn NGƯỢC DÒNG của một nhà văn Chi-lê lưu vong sau cuộc đảo chính kia
(do NXB Tác phẩm Mới in và xuất bản vào thập niên 1960 thì phải),
chắc nhiều bạn đã đọc và đã thấy phần nào tình trạng Chi Lê dưới thời nhà trí thức
mơ mộng nhưng ngu ngơ bị đám Cộng sản thuyết phục (tôi gọi là “xui dại”…) Và tôi cũng đã có mặt ở Indonesia
trong thời Tổng thống Sukarno và thấy
sau một thời gian cầm quyền ông ta
đã sa đọa đến mức nào… Nhà trí thức đang có uy tín nhanh chóng biến thành một kẻ háo
danh, trác táng và sa đọa, không
khác gì thằng nghiện ma túy… (Đấy là nguyên văn nhận xét của mấy bạn Văn công ta sang “thăm hữu nghị” hồi ấy, nhất là mấy bạn nữ diễn viên bị ông ta mời nhảy và không
thể từ chối, đành để “hắn” ôm eo và lợi
dụng sờ soạng. Chính mấy cô Văn
công ấy đã phải nhăn mặt khi nói đến vị Tổng thống “sa đọa, ma quỷ” ấy).
Nếu bạn nào quan tâm và có
điều kiện, đồng thời biết ngoại ngữ, xin cố tìm đọc cuốn L’Opium
des intellectuels (Thuốc phiện - ma túy- của trí thức -
The opium of intellectuals) của
nhà văn kiêm nhà báo Pháp nổi tiếng Raymond-Claude-Ferdinand
ARON. Ông bị chủ nghĩa Mác mê hoặc (tất nhiên có vai
trò Tuyên truyền của Liên Xô) vào
thời gian sau Đại chiến II, cuối cùng “tỉnh ra”, bèn tìm hiểu nguyên nhân nào khiến chủ nghĩa
Mác có sức thuyết phục mạnh đến thế, nhất là đối với giới trí thức… Cũng chính vì lẽ ấy, rất nhiều trí thức nước ta đã hăng hái đi theo Đảng Cộng sản… thời gian CM tháng Tám và sau đấy ít năm… Về sau một số tỉnh ngộ, tuy nhiên nhiều người không dám dứt bỏ, vì nhiều lẽ, có lẽ trước hết là sợ bị trừng trị (nhà văn NGUYỄN TUÂN khi tuổi cao, đã có lần nói
“Tao sống được đến giờ là do
tao biết sợ”. Còn nếu không sợ thì bị kết án và ngồi tù như đám Nhân Văn Giai Phẩm… và nhiều người khác nữa…
Cho
nên thiết nghĩ nhận định “Đừng vì quá mỏi mệt với giáo điều, trì trệ mà tung hô một nhà
độc tài vì nghĩ ông ta dám phá bỏ những gì đang làm chúng ta mỏi mệt”, theo ý tôi cũng là một lời “xui
dại”. Cả Pinochet lẫn Suharto không (hoặc chưa) phải người đạo đức, nhưng là người đã có công
xoay chuyển tình thế, việc mà ít người dám làm và có khả năng làm. Rất có thể hai
ông ấy là “độc tài” nhưng đã giải tỏa một xã hội giáo điều, trì trệ… một xã hội bị giáo điều dắt dẫn khiến bất cứ ai có lương tri đều thấy cần phá bỏ và thay thế, cho dù người phá bỏ ấy
là một nhà độc tài đi chăng nữa…
Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến “cú sốc
điện” mà Khoa Tinh thần kinh Bệnh viện 103
Quân đội áp dụng, thực hiện cho một số bệnh nhân mắc
chứng tâm thần quá nặng. Điện dùng trong cú “sốc” ấy lên đến nhiều ngàn Von, rất
nguy hiểm đối với người lành mạnh, nhưng lại cần thiết với những bệnh nhân tâm thần
quá nặng, không còn phương pháp nào khác để chữa trị. Bởi chủ nghĩa Mác chính là một thứ “ma túy đối với trí thức”
như nhà văn kiêm nhà báo nổi tiếng đã nhận định và viết ra trong cuốn L’Opium des intellectuels.
Dinh
Phong Vu/BVN
Đăng
lại bài viết dưới đây trên Facebook, chúng tôi không hề có ý phản bác tất cả những
lập luận vốn thường tỏ ra sắc sảo của bạn Huy Đức. Nhưng lẽ thường là thế, dù
có sắc sảo đến đâu, đã gọi là lý thuyết thì bao giờ cũng chứa đựng “tiềm năng ảo”
trong cái khuôn tư duy của chỉ một người. Cho nên trước sau phải trải qua cọ
xát và cọ xát thì cuối cùng mới tìm ra chân lý.
Và đó cũng chính là cách thực thi dân chủ đầu tiên của người trí thức nhân danh dân chủ. Ý kiến của tác giả Dinh Phong Vu là một trình bày thực chứng từ trải nghiệm bản thân, nhưng theo chúng tôi, chính nó lại nói được rất nhiều điều có giá trị kiểm chứng và soi tỏ cho lý thuyết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Bauxite Việt Nam).
Lần đầu đọc bài “Bộ tứ” của HUY ĐỨC, tôi chỉ nghĩ cũng
là một ý kiến để tham khảo
thêm. Nhưng lúc đọc lại lần thứ hai, tôi
chú ý đến câu “Đừng vì quá
mỏi mệt với giáo điều, trì trệ mà tung hô một nhà độc tài vì nghĩ ông ta dám
phá bỏ những gì đang làm chúng ta mỏi mệt”, thì tôi thấy câu
này thể hiện một cách nghĩ, nếu không sai hoàn toàn thì cũng có nghĩa tác giả hơi ít hiểu biết về các vấn đề chính trị (không chỉ chính trị mà cả
về con người)… Sao
tôi dám nói thế, xin đọc tiếp các bạn sẽ thấ́y)Và đó cũng chính là cách thực thi dân chủ đầu tiên của người trí thức nhân danh dân chủ. Ý kiến của tác giả Dinh Phong Vu là một trình bày thực chứng từ trải nghiệm bản thân, nhưng theo chúng tôi, chính nó lại nói được rất nhiều điều có giá trị kiểm chứng và soi tỏ cho lý thuyết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Bauxite Việt Nam).
Trước hết về chính trị,
tôi xin nêu ba trường hợp cụ thể.
1) Trường hợp CHI LÊ. Dưới quyền Tổng thống
Allende (đọc là A-gien-đê vì hai chữ L liền nhau, tiếng
Tây Ban Nha đọc thành “GI”). Ông là Tổng thống hợp pháp vì được bầu bán hẳn hoi. Nhưng đất nước dưới quyền ông đã trì trệ, suy sụp rất nhanh. Có gì đâu.
Ông ngây thơ (hay nói theo
blogger tự xưng là NHÁT SĨ, là “ngu ngơ”) và bị
đám Cộng sản thuyết phục, và giống
như nhiều trí thức khuynh tả trên thế giới, ông tưởng
con đường XHCN là quá hay, là ưu việt. Ông ra nhiều
chủ trương mới nghe thì tưởng tốt, tạm lấy một thí dụ nhỏ.
Ông ra lệnh xuất tiền nhà nước
mua sữa, phát không cho học sinh các lớp dưới. Tưởng là tốt, là nhân
đạo quá chứ gì ? Ông không ngờ chỉ ít lâu sau, chủ trương cực tốt ấy đã biến các cô giáo thành một thứ “quan” toàn quyền ban phát ”lộc Nhà nước”. Cô giáo muốn cho em nào thì cho. Em nào vênh vênh mặt, cô không cho, còn mắng thêm: “Đã cho
không mà còn hỗn hào”. Em nào
“ngoan”, chắp tay hẳn hoi, cô khen là “lễ phép”, cho luôn hai hộp… Và tất
nhiên cuối cùng còn thừa. Cô đem
về cất tạm ở góc nhà, khiến nhà đã chật càng thêm vướng. Thế là đám
buôn lậu đánh hơi thấy, nhảy vào. Chúng nói ngon ngọt và “hợp lý” khiến cô giáo
kia bùi tai, tuồn sữa ra cho chúng
để nhà đỡ chật… Kết quả, sữa đến tay các em học sinh thì dần dần ít mà bị tuồn ra chợ đen
thì ngày càng nhiều… Hình thái “chợ đen” phát triển nhanh
chóng (giống như thời bao cấp ở ta) đến nỗi chẳng bao
lâu sau, thủ đô Sanchiago của Chi Lê tràn ngập những đám biểu tình: các bà nội trợ không mua nổi thực phẩm quá hiếm hoi, chỉ có bán ngoài chợ đen với giá cắt cổ, đành tụ họp
nhau lại, gõ xoong nồi rỗng ầm ĩ, đi biểu tình kêu gọi chính quyền thay
đổi, gọi là “biểu tình xoong nồi”. Đất nước rối ren, cuộc sống trì trệ, phần nào giống như ở ta hiện nay, dưới quyền của một kẻ “thiểu năng trí tuệ”,
giáo điều cùng đám cơ hội, vừa ngu vừa tham nhũng… Cuộc sống quá khó khăn, dân chúng
bất mãn đã tạo điều kiện cho tướng Pinochet làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền
Allende. Ông thấy việc đầu tiên là phải nâng cao mức
sống cho dân, đã xuống quá thấp. Ông xin với
nhà kinh tế học hàng đầu thế giới, giải Nobel (tôi trót quên tên, xin tạm gọi là X.) cử cho một tốp học trò ưu tú sang giúp Chi Lê. Ông gọi
đám này là X’s boys nhóm
trai trẻ của giáo sư X.) và ông bảo họ: “Tôi lo phần an ninh còn phần kinh tế giao
phó hoàn toàn cho các cậu… Muốn lập công ty, tập đoàn, muốn đánh thuế kiểu nào đều do các cậu quyết định…”.
Sau ít năm Chi Lê phục hồi và hiện nay là một
trong những quốc gia có mức sống cao
và ổn định nhất châu Mỹ La-tinh.
2) Trường hợp Indonesia. Sau khi được Hà Lan trao trả độc
lập (theo chủ trương chung của LHQ thời điểm kết thúc Đại chiến Hai), vị Tổng thống đầu tiên được bầu là một trí thức có uy tín: Sukarno. Khốn nỗi ông này bị đám đảng viên Cộng sản “xui dại” và được ĐCS TQ khích lệ đã thực hiện
một số chủ trương theo hướng XHCN và đất nước sa sút, trì trệ, nghèo nàn, dân tình khốn khổ (Thời gian ấy tôi có dịp sang đất nước tươi đẹp này, và thấy khá rõ tình hình).
Tổng Bí thư ĐCS Indonesia là Aidith bấy giờ được
Trung Quốc đề cao ghê gớm, và vào thời tôi còn trẻ (thập niên
1960) sách của Aidith được Tân Hoa Xã dịch
ra tiếng Việt, in rất đẹp, đem phát không, cùng với tác phẩm của Vương Hồng Văn, Khang Sinh… ở
quầy bên cạnh cổng Trụ sở Đại sứ quán Trung Hoa, chắc nhiều bạn sống ở Thủ đô ngày ấy hẳn còn nhớ… Cuối cùng, trước cảnh đất nước suy sụp, Suharto đã làm cuộc đảo chính, hạ bệ Sukarno và ra lệnh truy nã các
đảng viên CS để diệt tận gốc tư tưởng Mác-Lê. Bị truy nã gắt
gao, Tổng Bí thư Aidith cải trang, trốn vào một xóm hẻo lánh, cuối cùng bị dân phát hiện, và ông ta bị giết. Từ ngày
ấy Indonesia ổn định, phát triển bình thường, không bị lý
thuyết Mac-xit làm xã hội méo mó, suy đồi…
3) Trường hợp Liên Xô. Đầu thập niên 1960, thấy
kinh tế Liên Xô khởi sắc đôi chút, Bí thư Thứ nhất (cách gọi khác đối với Tổng Bí thư)
Khrusov bốc lên, cho rằng đã “hoàn thành xã hội XHCN và có thể tiến lên xã hội Cộng sản”. Muốn thế, phải tiến hành xóa bỏ dần đồng tiền, bằng cách mọi thứ sẽ từng bước miễn phí cho
dân. Đầu tiên miễn phí bánh mì,
sau sẽ đến miễn phí thuộc men, rồi
miễn phí phí tổn đi lại (không bán vé nữa, cứ lên xe và ngồi – kể cà máy bay – đến
chỗ nào bạn thích…Vì có thế mới
khiến xã hội Liên Xô không còn đồng tiền, đặc trưng cơ bản của lý thuyết cộng sản… Bước đầu tiên là miễn phí bánh mì. Khách vào hiệu ăn chỉ cần trả tiền
thức ăn và thức uống còn bánh mì “miễn phí” muốn ăn bao nhiêu cứ lấy tùy thích. Ai ngờ mới thực hiện vài hôm thì đã xảy ra lắm chuyện quái đản. Lũ lượt kéo vào các hiệu ăn, ngồi chật các bàn những người ăn mặc nhem nhuốc, gầy còm, xanh
xao, áo quần bẩn thỉu, râu
ria không cạo… Họ vào và chỉ gọi bia, vì đối với họ “bia và bánh mì là đủ sống rồi”. Các nhà ăn rối ren và mất trật tự không chịu nổi, còn lỗ vốn to nữa chứ… Cuối cùng vị Tổng Bí họ Khơ đành vội vàng bỏ cái lệnh “cực kỳ tiến bộ” ấy, may mà chưa kịp thực hiện các “miễn phí” tiếp theo. Rồi đến trào Gorbatsov. Ông này nghĩ, cứ theo đúng lời Lênin là đâu sẽ vào đấy, mọi khó khăn rắc rối sẽ tự tiêu tan. Một trong những việc đầu tiên là ra lệnh cấm rượu, vì thấy dân Nga rượu chè nhiều quá. Thì rượu lậu lập tức tràn lan, lại pha bằng hóa chất, khiến dân Nga ngộ độc phải đưa vào bệnh viện hàng loạt. Lúc ấy tôi đang công tác ở Moskva nên thấy
rất rõ. Cuối cùng, sau một loạt chủ trương “giời
ơi, đất hỡi” và tai hại ấy (tất cả đều mới “thử” thì phải bỏ ngay) và trước
hành động “cải cách triệt để” của Boris ELTSIN, Tổng
bí thư kiêm Tổng thống Gorbatsov đành
phải tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của DCSLX, và Liên bang xô-viết
sụp đổ.
*
Những chủ trương “XHCN” hay “CSCN” kể trên, nghe thì rất hay nhưng khi thực hiện thì vô cùng tai hại (giống như kiểu ở ta “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” nghe thì rất hay, nhưng đến khi thực hiện thì như thế nào các bạn đã biết…, dân oan lũ lượt kéo nhau lên Thủ đô
kêu).
Những thí dụ như thế hình như có nhiều, nhưng ba trường hợp nêu trên, theo tôi là
điển hình, và chủ quan là biết khá rõ, vì tôi đã sang Chi Lê sau đấy và bản thân đã dịch
cuốn NGƯỢC DÒNG của một nhà văn Chi-lê lưu vong sau cuộc đảo chính kia
(do NXB Tác phẩm Mới in và xuất bản vào thập niên 1960 thì phải),
chắc nhiều bạn đã đọc và đã thấy phần nào tình trạng Chi Lê dưới thời nhà trí thức
mơ mộng nhưng ngu ngơ bị đám Cộng sản thuyết phục (tôi gọi là “xui dại”…) Và tôi cũng đã có mặt ở Indonesia
trong thời Tổng thống Sukarno và thấy
sau một thời gian cầm quyền ông ta
đã sa đọa đến mức nào… Nhà trí thức đang có uy tín nhanh chóng biến thành một kẻ háo
danh, trác táng và sa đọa, không
khác gì thằng nghiện ma túy… (Đấy là nguyên văn nhận xét của mấy bạn Văn công ta sang “thăm hữu nghị” hồi ấy, nhất là mấy bạn nữ diễn viên bị ông ta mời nhảy và không
thể từ chối, đành để “hắn” ôm eo và lợi
dụng sờ soạng. Chính mấy cô Văn
công ấy đã phải nhăn mặt khi nói đến vị Tổng thống “sa đọa, ma quỷ” ấy).
Nếu bạn nào quan tâm và có
điều kiện, đồng thời biết ngoại ngữ, xin cố tìm đọc cuốn L’Opium
des intellectuels (Thuốc phiện - ma túy- của trí thức -
The opium of intellectuals) của
nhà văn kiêm nhà báo Pháp nổi tiếng Raymond-Claude-Ferdinand
ARON. Ông bị chủ nghĩa Mác mê hoặc (tất nhiên có vai
trò Tuyên truyền của Liên Xô) vào
thời gian sau Đại chiến II, cuối cùng “tỉnh ra”, bèn tìm hiểu nguyên nhân nào khiến chủ nghĩa
Mác có sức thuyết phục mạnh đến thế, nhất là đối với giới trí thức… Cũng chính vì lẽ ấy, rất nhiều trí thức nước ta đã hăng hái đi theo Đảng Cộng sản… thời gian CM tháng Tám và sau đấy ít năm… Về sau một số tỉnh ngộ, tuy nhiên nhiều người không dám dứt bỏ, vì nhiều lẽ, có lẽ trước hết là sợ bị trừng trị (nhà văn NGUYỄN TUÂN khi tuổi cao, đã có lần nói
“Tao sống được đến giờ là do
tao biết sợ”. Còn nếu không sợ thì bị kết án và ngồi tù như đám Nhân Văn Giai Phẩm… và nhiều người khác nữa…
Cho
nên thiết nghĩ nhận định “Đừng vì quá mỏi mệt với giáo điều, trì trệ mà tung hô một nhà
độc tài vì nghĩ ông ta dám phá bỏ những gì đang làm chúng ta mỏi mệt”, theo ý tôi cũng là một lời “xui
dại”. Cả Pinochet lẫn Suharto không (hoặc chưa) phải người đạo đức, nhưng là người đã có công
xoay chuyển tình thế, việc mà ít người dám làm và có khả năng làm. Rất có thể hai
ông ấy là “độc tài” nhưng đã giải tỏa một xã hội giáo điều, trì trệ… một xã hội bị giáo điều dắt dẫn khiến bất cứ ai có lương tri đều thấy cần phá bỏ và thay thế, cho dù người phá bỏ ấy
là một nhà độc tài đi chăng nữa…
Viết đến đây, tôi chợt nghĩ đến “cú sốc
điện” mà Khoa Tinh thần kinh Bệnh viện 103
Quân đội áp dụng, thực hiện cho một số bệnh nhân mắc
chứng tâm thần quá nặng. Điện dùng trong cú “sốc” ấy lên đến nhiều ngàn Von, rất
nguy hiểm đối với người lành mạnh, nhưng lại cần thiết với những bệnh nhân tâm thần
quá nặng, không còn phương pháp nào khác để chữa trị. Bởi chủ nghĩa Mác chính là một thứ “ma túy đối với trí thức”
như nhà văn kiêm nhà báo nổi tiếng đã nhận định và viết ra trong cuốn L’Opium des intellectuels.
Dinh
Phong Vu/BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét