Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Không đánh đổi chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông”
Ban Biên tập nhận được bài viết của ông Nguyễn Minh Quốc, Nguyên cán bộ cấp cao Tổng cục II, Bộ Quốc phòng. Nội dung phanh phui nhiều tình tiết, quan hệ rối rắm với Trung Quốc của nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên tục bị vu khống, bôi nhọ trong thời gian qua. Xin kính chuyển đến quý độc giả xem xét, nhận định.
Đến nay mọi người dân đều có chung nhận xét và đánh giá cao những thành quả của nước ta giành được trong 5 năm vừa qua về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Đặc biệt là sự phục hồi kinh tế ấn tượng sau thời gian khủng hoảng, được sự nhìn nhận của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. Dù phân tích kiểu gì đi nữa cũng khó có thể phủ nhận được vai trò của Chính phủ, trong đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các cộng sự của ông được đánh giá cao. Tham khảo dư luận quần chúng nhân dân cho thấy, đa số ý kiến đều mong muốn những người như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ được Đảng tín nhiệm giao cho trọng trách để tiếp tục đưa đất nước phát triển. Tuy nhiên, hệ thống lại các sự kiện diễn ra trong nội bộ Đảng vừa qua thì có điều rất lạ là những người đóng góp cho sự phát triển đất nước nói trên đều bị công kích, nói xấu, bôi nhọ danh dự. Thậm chí còn đưa ra những nhận định: “nếu những người đó tiếp tục tái cử vào các chức vụ chủ chốt của Đảng thì có thể sẽ mất chế độ” (!?). Đến nay qua thông tin chúng tôi được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được ông Nguyễn Phú Trọng giới thiệu tái cử và một số thành viên của chính phủ rất có năng lực cũng không được tái cử hoặc phiếu đề cử của Bộ Chính trị không cao.
Với những thông tin chúng tôi nắm được thư gửi Bộ Chính trị va BCH TW của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm 12 vấn đề bị bội nhọ vu khống, đi sâu phân tích có thể xác định việc ông Nguyễn Tấn Dũng bị bôi nhọ không phải vì năng lực lãnh đạo và cũng khẳng định không phải do tham nhũng hoặc phẩm chất cá nhân. Có thể có động cơ cá nhân, cơ hội kèn cựa với Thủ tướng nhưng chỉ là số ít. Vậy thì nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng nói trên? Với những thông tin có được chúng tôi xin cung cấp để mọi người phân tích:
1. Trong suốt 5 năm vừa qua, nhất là từ khi Tập Cận Bình cầm quyền thì hoạt động xâm lấn biển đông của Trung Quốc đe doạ an ninh và chủ quyền nước ta ngày một gia tăng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lên án mạnh mẽ và đã biểu thị tinh thần kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh của nước ta. Thủ tướng cũng là người có nhiều quyết định về tăng cường tiềm lực quốc phòng và động viên toàn quân, toàn dân bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ quyền của đất nước. Những hoạt động và quan điểm của Thủ tướng được giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt chú ý. Tờ Hoàn Cầu (sân sau của tình báo Hoa Nam) đã không ngừng công kích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và xác định ông là kẻ thù của Trung Quốc.
- Ông Lê Khả Phiêu – nguyên Tổng Bí thư, năm 1998, ông được Vũ Chính – nguyên Tổng cục trưởng TC2 – BQP (ông Chính có quan hệ mật thiết với cơ quan tinh báo Trung Quốc khi chữa bệnh ở Quế Lâm-Trung Quốc) chắp nối với tình báo Trung Quốc đưa ông Lê Khả Phiêu sang Trung Quốc gặp Giang Trạch Dân mà không bàn trong Bộ Chính trị. Cuộc gặp này ông Phiêu cùng Giang Trạch Dân trao đổi nhiều vấn đề sai nguyên tắc và tỏ ra thuần phục Trung Quốc nên đã bị Bộ Chính trị kiểm điểm khiến ông không được tái cử tại ĐH IX.
Tuy ông Phiêu nghỉ nhưng vẫn có quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Sách của ông viết ra là do nhà xuất bản Nam Ninh – Trung Quốc in và phát hành. Ông luôn luôn lấy hình ảnh Giang Trạch Dân để áp vào cho mình như muốn làm Thái thượng hoàng ở Việt Nam. Ông tỏ ra gần gũi và thân thiết với ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng chính ông Phiêu là người kiến nghị Bộ Chính trị Khoá 11 luân chuyển chức thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng và tán thành kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng như ông Trọng nêu ra. Trong thời kỳ chuẩn bị nhân sự ĐH 12 ông thường xuyên gặp gỡ ông Trọng tìm các phương án nhân sự để loại ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông thường xuyên gặp gỡ cán bộ nghỉ hưu đã từng giữ chức vụ chủ chốt trong đó nhiều ông có quan điểm giống ông như ông Phạm Thanh Ngân, Lê Xuân Tùng, Phan Diễn (nguyên UVBCT), Nguyễn Đình Hương, Vũ Quốc Hùng,… tại nhà ông bàn thảo việc can thiệp vào ĐH 12 trong đó thông báo cho nhau thông tin bôi nhọ, hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng.
Trước HNTW 13 diễn ra, ông đã tổ chức một cuộc họp gặp gỡ tại nhà ông với các ông nói trên. Ông thông báo là đã thống nhất với ông Trọng, trong cuộc họp này, ông Phan Diễn đã hệ thống lại những vấn đề tố cáo ông Nguyễn Tấn Dũng để những người có mặt góp ý, thảo luận bổ sung. Trong cuộc họp, ông Phiêu đã lấy ý kiến thống nhất chủ trương phải gạt được ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi nhân sự ĐH 12, ông Phiêu còn nêu ra nhận xét: “nếu còn để Nguyễn Tấn Dũng tham gia vào khoá này thì sẽ mất chế độ”. Dựa vào tinh thần này, ông Phan Diễn đã soạn thư kiến nghị gửi Bộ Chính trị, BCH TW yêu cầu phải tiến hành kiểm tra ông Nguyễn Tấn Dũng với 12 vấn đề mà dư luận đã biết.
Nhà riêng ông Lê Khả Phiêu |
- Về ông Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư khoá IX, khi đó ông là người được giới lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt quan tâm theo cô Nguyễn Thanh Hà (con ôngNguyễn Sơn – tướng lưỡng quốc) là người có quan hệ với TC2-BQP và cùng là người được cơ quan tình báo Trung Quốc giao nhiệm vụ nắm tình hình nội bộ Việt Nam. Cô Hà đã tiết lộ giới lãnh đạo Trung Quốc đã liên hệ với ông Phan Diễn và ủng hộ ông Phan Diễn làm Tổng Bí thư khoá X, nếu ai ở TW khoá IX hẳn còn nhớ ông Phan Diễn là người khuấy lên vụ PMU18 để đánh nội bộ (trong đó có ông Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải và ông Nguyễn Tấn Dũng). Nếu không được ngăn chặn kịp thời thì vụ PMU18 sẽ ảnh hưởng đến ĐH IX và đại hội này có thể triệu tập không đúng thời gian đã định. Kết quả là ông Phan Diễn đã bị loại vì vấn đề này. Ngoài ra, trong thời kỳ ông làm Bí thư Đà Nẵng, một số phần tử trong tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng đã tiếp xúc bí mật lôi kéo ông. Thời gian gần đây, ông Phan Diễn có nhiều cuộc tiếp xúc với các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang ở phía Bắc và phía Nam để đưa tin và tác động không chấp nhận ông Nguyễn Tấn Dũng tái cử ở ĐH 12. Ai cũng biết giữa ông Phan Diễn và ông Nguyễn Tấn Dũng không có thù oán gì cá nhân.
Ông Phan Diễn, nguyên Thường trực Ban Bí thư khoá IX |
- Ông Nguyễn Phú Trọng từ khi làm Chủ tịch Quốc hội Khoá 12 giới lãnh đạo Trung Quốc đã chú ý đến ông vì họ cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là người có quan điểm chấp nhận Trung Quốc. Khi chuẩn bị nhân sự cho ĐH 11, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội khi đó là Khổng Huyển Hựu đã bắn tin cho một số cán bộ ngoại giao Việt Nam là: “Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư” và cho rằng “nếu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư thì quan hệ hai nước sẽ phát triển và giữ được chủ nghĩa xã hội” sau này ta thấy những năm ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư quan hệ với Trung Quốc như thế nào thì mọi người đều biết. Có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng không đưa ra một tuyên bố nào trước những hoạt động lấn chiếm biển Đông của Trung Quốc. Ông đã chỉ đạo các báo đài không được đưa tin khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào hoạt động ở vùng biển nước ta. Ông đưa ra Bộ Chính trị phê bình những người có phát biểu cứng rắn với Trung Quốc. Ông cho răng như vậy là phá hoại mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc và vi phạm quan điểm của Đảng . Hơn thế nữa, thay bằng các cử chỉ phản đối, ông đã cử nhiều ông trong Bộ Chính trị và TW sang gặp Tập Cận Bình (ở thời điểm Trung Quốc hung hăng nhất) để chuyển đến Tập Cận Bình thông điệp “Biển Đông là vấn đề nội bộ của hai nước, Việt Nam lấy hữu nghị 2 nước 2 Đảng làm cơ sở để giải quyết biển Đông, mong muốn lãnh đạo cấp cao hai nước sớm gặp nhau”. Kết quả như thế nào thì mọi người đều đã biết! Gần đây sau chuyến đi của Tập Cận Bình đến Việt Nam và tiếp đó là bài phát biểu ở Singapore đã toát lên toàn bộ mưu đồ của Trung Quốc đối với biển Đông nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại cử ông Nguyễn Sinh Hùng đi gặp Tập Cận Bình để tiếp tục khẳng định tình hữu nghị hai nước, nhưng ai cũng hiểu thực chất là tìm chổ dựa và sự ủng hộ của Tập Cận Bình đối với ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Sinh Hùng.
Ông Nguyễn Phú Trọng: “Biển Đông là vấn đề nội bộ của hai nước, Việt Nam lấy hữu nghị 2 nước 2 Đảng làm cơ sở để giải quyết biển Đông, mong muốn lãnh đạo cấp cao hai nước sớm gặp nhau” |
Đối với nội bộ ông đưa ra nhiều quy chế mang màu sắc cách mạng văn hoá Trung Quốc và phong trào chống tham nhũng của Tập Cận Bình, từ NQTW 4 do ông nêu ra đến các quy định sau này rất mất dân chủ trong việc bầu cử của Đảng. Xem kỹ các quy định đó đều nhằm vào loại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở ĐH 12 sắp tới. Khi nhận được các đơn bôi nhọ tố cáo ông Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xác minh ngay, nhưng lại không đưa ra kết luận để kéo dài thời gian gây bất lợi cho ông Dũng.
- Về ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội là người được ông Nguyễn Tấn Dũng bảo vệ không bị kỷ luật vụ Vinashin lúc ông Sinh Hùng còn làm Phó thủ tướng phụ trách tái cơ cấu Vinashin nhưng từ ngày ông làm Chủ tịch Quốc hội đã dần dần theo về phe cánh các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng để cô lập ông Dũng. Từ khi chuẩn bị nhân sự cho ĐH 12 ông đã gắn bó chặt chẽ với ông Trọng, bàn nhiều chiêu trò để loại ông Nguyễn Tấn Dũng. Bề ngoài ông Sinh Hùng tỏ ra ủng hộ ông Trọng tiếp tục tái cử chức Tổng Bí thư, nhưng thâm tâm ông cho rằng ông Trọng sẽ không được TW chấp nhận nên đã mặc cả với ông Trọng nếu ông Trọng không được tái cử thì sẽ giới thiệu ông Sinh Hùng thay thế. Hiện nay ông đang tích cực cho người đi vận động theo phương án này. Trong đó có cả thầy bói tên Hoà cũng nằm trong nhóm đi vận động cho ông.
Nhưng điều đáng nói ở đây là ông Sinh Hùng có một để tử rất đắc lực tên Hoàng Văn Chánh, quê ở Sóc Sơn – ngay cạnh nhà ông Trọng. Có tin Chánh là con riêng của ông Đào Duy Tùng nguyên Thường trực Ban Bí thư. Khi Chánh 18 tuổi, ông Tùng đón Chánh về ở cùng với tư cách là người giúp việc, nhưng thực chất là đối xử như con ruột. Khi đó ông Phạm Quang Nghị làm thư ký cho ông Đào Duy Tùng. Từ khi Chánh về Hà Nội, hội nhập rất nhanh với công việc, chẳng bao lâu Chánh đã kiểm soát được công việc của thư ký ông Phạm Quang Nghị, mọi công văn, tài liệu ông Nghị phải chuyển qua Chánh trước khi đến ông Đào Duy Tùng. Mối quan hệ giữa Chánh và Phạm Quang Nghị cũng gắn bó từ đó. Chánh cũng hội nhập rất nhanh với cuộc sống độ thị, giao du nhiều với đám thanh niên ăn chơi. Chánh cùng đám bạn bè bí mật sang Trung Quốc nhiều lần để ăn chới trác táng. Biết được thân nhân và sở thích ăn chơi của Chánh, tình báo Trung Quốc đã khống chế, mua chuộc Chánh làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc (năm 93-94). Người có tên là Vu Kiến Vân điều khiển hoạt động của Chánh. Từ khi làm gián điệp cho Trung Quốc, Chánh đã mở rộng quan hệ trong nội bộ, trong đó có nhóm nói là cơ sở của TC2-BQP như Chu Thành (con ông Chu Văn Tấn), Hùng (Hùng “thổ”, cán bộ Cục hồ sơ-BCA) nhưng thực chất hai người này đã làm gián điệp cho tình báo Trung Quốc và được đánh ngược trở lại vào TC2. Bọn này thường xuyên tụ tập ăn nhậu, gái gú và môi giới chức vụ cho các phần tử cơ hội. Khi ông Đào Duy Tùng mất, Chánh móc nối quan hệ với ông Sinh Hùng (khi đó mới chỉ là Vụ trưởng ở Bộ Tài chính) vì vợ ngoại tình nên chán đời. Bọn Chánh đã lôi kéo Sinh Hùng ăn chới trác táng nhiều năm. Cô vợ của ông Sinh Hùng sau này, cũng là do Chánh mai mối từ nhân viên phục vụ nhà hàng. Con đường tiến thân của Sinh Hùng ngay càng có vị trí cao cũng là điều kiện để Chánh có quan hệ rộng trong nội bộ, nhất là các cơ quan về tố chức và kiểm tra, BQP, BCA,… đặc biệt là nhiều cán bộ cấp cao ở TW trong đó có ông Trọng là người cùng quê. Thông tin Chánh thu được đều cung cấp cho Vu Kiến Vân qua nhóm Chu Thành (điều này chắc BCA cũng có tài liệu). Ngoài việc nắm chặt ông Sinh Hùng về chính trị Chánh còn giúp ông Sinh Hùng về kinh tế và sinh hoạt. Tiền của Hà Văn Thắm - Ngân hàng Đại Dương và Nguyễn Xuân Sơn – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cung cấp cho ông Sinh Hùng đều do Chánh đạo diễn. Chiếc xe Lexus 7 chỗ bọc thép trị giá 10 tỷ ông Sinh Hùng đang đi cũng là do Chánh lấy từ Thắm (nay Thắm, Sơn đều đã bị bắt). Chánh đã khống chế nhiều doanh nghiệp, kiếm nhiều dự án để kiếm lợi hàng chục triệu USD cho ông Sinh Hùng.
Cô vợ trẻ Lê Thị Mai Hương của ông Nguyễn Sinh Hùng do Hoàng Văn Chánh mai mối |
Hoàng Văn Chánh cũng quan hệ rất chặt chẽ Phạm Quang Nghị ngay từ lúc làm thư ký cho ông Đào Duy Tùng. Có thể nói khi ông Nghị về làm Bí thư Hà Nội, mọi hoạt động của ông Phạm Quang Nghị, Chánh đều kiểm soát. Mọi kỷ luật hoặc đề bạt cán bộ, Chánh đều chi phối ông Nghị. Như trường hợp ông Hùng (Hùng “gấu”) – Phó Chủ tịch Thường trực Hà Nội là một ví dụ. Ông Hùng có nhiều sai phạm nghiêm trọng, đáng lẽ phải ngồi tù nhưng nhờ sự can thiệp của Chánh nên ông Hùng không những thoát nạn mà còn được đề bạt chức vụ quan trọng. Những quan hệ của Chánh như vậy, không thể không nghĩ đến Trung Quốc đã có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Hùng và ông Nghị. Tin đồn ông Phạm Quang Nghị được Trung Quốc ủng hộ làm Tổng Bí thư Khoá 12 có thể từ Chánh mà ra. Chuyến đi Trung Quốc của ông Sinh Hùng gặp Tập Cận Bình theo sự chỉ đạo của ông Phú Trọng có thể liên quan đến đầu mối của Chánh.
Đến đây ta có thể nhận diện những người bôi nhọ, hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là loại người gì. Có thể kết luận họ đều có quan hệ với tình báo Trung Quốc và cao hơn là được giới lãnh đạo Trung Quốc chống lưng. Qua đó, họ phải thực hiện nhiệm vụ của Trung Quốc giao là “loại những người được cho là ngăn cản con đường bành trướng của Trung Quốc” ra khỏi giới lãnh đạo. Những việc làm của các ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Sinh Hùng, Phan Diễn,… vừa qua có phải chăng là thực hiện ý đồ của Trung Quốc?
Chúng tôi cung cấp cho Bộ Chính trị và TW những điều được coi là rất cay đắng vì đã bao nhiêu năm giấu kín trong lòng để giữ ổn định, nhưng đến náy thấy không công khai nói ra thì TW không hiểu được bản chất của sự việc, nội bộ sẽ mất cảnh giác dẫn đến chọn nhầm bọn tuân phục Trung Quốc vào cương vị lãnh đạo của Đảng thì hậu quả sẽ khôn lường. Hoàng Văn Chánh vẫn đang ở số 10 Nguyễn Gia Thiều, chị Nguyễn Thanh Hà con tướng Nguyễn Sơn vẫn thường xuyên quan hệ với tướng Nguyễn Chí Vịnh, các cơ quan có trách nhiệm của Đảng có thể xác minh để hiểu rõ thông tin nói trên.
Nguyễn Minh Quốc
(Nguyên cán bộ cấp cao TC2, BQP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét