Theo dõi các cuộc tranh
chấp về việc chọn nhân sự cho các chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chủ tịch quốc hội trong thời gian trước ngày Đại hội Đảng Công sản Việt Nam lần
thứ 12, dự kiến triệu tập từ 21-28.1.2016, dư luận trong và ngoài nước ngao
ngán nhận xét: Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã chia rẽ sâu sắc.
Nội bộ phân hóa trầm trọng
Sự chia rẽ trong Đảng là
một hiện tượng đã có từ khi Đảng thiết lập chế độ độc tài trên đất nước Việt
Nam. Tuy nhiên bản chất các cuộc đấu đá đã liên tục thay đổi từ những tranh cãi
chính trị qua tranh dành quyền lực và diễn tiến mỗi lúc ở mức độ không nhân nhượng.
Từ cuộc tranh chấp chính trị giữa khuynh hướng giáo điều thân Trung cộng do Trường
Chinh cầm đầu và khuynh hướng phóng khoáng thân Liên xô của phe Võ Nguyên Giáp
chuyển qua tranh cãi chiến lược chiến tranh (du kích – quy ước) Lê Duẫn – Võ
Nguyên Giáp, rồi khác biệt chủ trương bảo thủ Nguyễn Văn Linh và đổi mới Võ Văn
Kiệt và nay là mâu thuẫn quyền lợi – chính sách giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn
Tấn Dũng. Các thân tín của các phe tranh chấp đã dùng mọi thủ đoạn để bôi bẩn
nhau và thổi phồng cuộc tranh giành quyền lãnh đạo đảng và nhà nước giữa phe Tổng
bí thư Trọng và phe Thủ tướng Dũng bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa chủ trương bảo
thủ thân Trung cộng hay hiện đại thân Hoa Kỳ.
Những dấu hiệu cho thấy
Bộ chính trị đã có danh sách lãnh đạo mới.
Tại Hội nghị Trung ương
13 các phe tranh chấp đã thống nhất về tiêu chuẩn chọn nhân sự lãnh đạo theo
tiêu chuẩn: phẩm chất đạo đức,trí tuệ,có tầm nhìn và tư duy chiến lược,dám hy
sinh lợi ích cá nhân…
Qua tiêu chuẩn này phe
Thủ tướng Dũng coi như không có người được đề cử. Phe Tổng bí thư Trọng đã khôn
khéo biến cuộc tranh chấp chính tri thành cuộc đấu tranh chống tham nhũng và lợi
ích phe nhóm trong hàng ngũ lãnh đạo nhà nước. Ban tuyên giáo trung ương đảng
đã dấy lên phong trào thảo luận quốc nạn tham nhũng và coi vân đề này là nguy
cơ đe dọa sự tôn tại của đảng.
Nguyễn Tấn Dũng bị liệt
kê là thủ lĩnh của phe tham nhũng và trục lợi trong đảng trong nhiều thập niên
qua. Ngoài ra từ ngày Dũng làm Thủ tướng, nợ công, nợ nước ngoài tăng gấp bội,
nguồn tài lực của kinh tế bị tiêu mòn, khánh kiệt và đất nước càng lệ thuộc
Trung cộng. Đa số đảng viên đã bất mãn về những việc làm tự tung tự tác, coi
thường lãnh đạo đảng của Dũng. Ông Trọng đã bị Dũng làm mất mặt trong nhiều Hội
nghị Trung ương. Trọng chịu nhịn nhục và chờ cơ hội phản công.
Một người bị những thân tín cung cấp tài liệu về đời tư và
tài sản bất chính như Dũng không thể trở thành Tổng bí thư được. Chọn Dũng là một
thảm họa cho đảng. Bộ chính trị có 16 ủy viên phân chia theo vùng: 6 Miền Bắc,
6 Nam và 4 Trung. Đa số thành viên, trong đó một nửa số ủy viên miền nam ủng hộ
ông Trọng. Chính Trọng mới là người áp dụng chiến thuật “giả chết bắt quạ“.
Dũng hoàn toàn bị cô lập trong Bộ chính trị.
Sáng 9/1 Bộ trưởng công an, Đại tướng Trần Đại Quang đưa
5200 cán bộ, cảnh sát trang bị vũ khí hiện đại về tập trung tại khu vực sân vận
động Quốc gia Mỹ Đình để bảo vệ Đại hội Đảng.
Trần Đại Quang nhấn mạnh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng là một sự kiện chính trị quan trọng, thu hút sự quan tâm theo dõi
của người dân trong và ngoài nước. Công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh an toàn Đại
hội có ý nghĩa hết sức quan trọng và góp phần thành công của Đại hội.
Người dân đánh giá sự kiện này chỉ là một biện pháp ngăn chặn
những diễn biến của phe thua cuộc trong Đại hội, có thể lôi kéo dân chúng xuống
đường biểu tình phản đối. Lấy lý do bảo vệ, để biến hơn 1500 đại biểu tham dự Đại
hội thành „con tin“.
Ngày 11/1 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết trong buổi
khai mạc Hội nghị 14 là cuộc họp lần này sẽ thông qua danh sách nhân sự Ban chấp
hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư cũng như nhân sự lãnh đạo chủ chốt
khóa 12.
Dự đoán "tứ trụ" lãnh đạo mới
Trong thời gian qua dư luận phỏng đoán những ủy viên có cơ
hội được bố trí vào chức vụ:
Tổng Bí Thư: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Tô Huy Rứa,
Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị.
Chủ tịch nước: Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang, Nguyễn Thiện
Nhân
Thủ Tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân
Chủ tịch quốc hội: Phạm Quang Nghị, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn
Thị Kim Ngân.
Hội Nghị Trung Ương 13 kết thúc với sự thắng thế của phe
ông Trọng. Hội nghi trung ương 14 sẽ thông qua danh sách chung quyết
Để thể hiện thiện chí đoàn kết trong đảng, các ông Nguyễn
Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng tự nguyện rút
lui. Dựa vào tiêu chuẩn tuyển chọn mà Hội nghỉ 13 quy định, dự đoán bốn nhân vật
mới có lẽ sẽ được đề cử thay thế “tứ trụ” cũ.
Tân "tứ trụ" gồm :
Tổng Bí Thư: Tô Huy Rứa
Tô Huy Rứa (sinh năm 1947, quê Thanh Hóa), Trưởng ban Tổ chức
Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị khoá X và XI. Ông Tô Huy Rứa từng là Bí thư
Thành uỷ Hải Phòng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng
ban Tuyên giáo trung ương.
Ngày vào Đảng: 06/02/1967. Trình độ học vấn: Phó giáo sư-tiến
sỹ Triết học.
Chủ tịch nước: Lê Hồng Anh
Lê Hồng Anh (sinh năm 1949, quê Kiên Giang), Thường trực
Ban bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, X và XI. Ông Lê Hồng Anh từng làm Bí
thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ trưởng Công
an.
Ngày vào Đảng: 02/03/1968. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật,
Cử nhân Chính trị
Thủ Tướng: Nguyễn Xuân Phúc
Nguyễn Xuân Phúc (sinh năm 1954, quê Quảng Nam), Phó thủ tướng,
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI. Ông từng là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam.12/5/1982.Trình độ học vấn: Đại học Kinh tế.
Chủ Tich Quốc Hội: Phạm Quang Nghị
Ông Phạm Quang Nghị (sinh năm 1949, quê Thanh Hóa), Bí thư
Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị khóa X và XI. Ông Phạm Quang Nghị đã kinh
qua các chức vụ: Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương,
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam, Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin.
Ngày vào Đảng: 28/11/1973. Trình độ học vấn: Đại học
Tổng hợp Hà Nội, Tiến sĩ Triết học.
Người dân chờ đợi gì sau Đại Hội?
Vấn đề chọn lựa 4 chức danh „tứ trụ“ đối với 4,5 triệu đảng
viên ĐCSVN là một việc hệ trọng, nhưng phần lớn người dân trong nước lại tỏ vẻ
thờ ơ vì cho rằng, đây chỉ là cuộc đấu đá bẩn thỉu tranh giành quyền lực và lợi
ích tiền bạc trong nội bộ của đám người lãnh đạo một đảng độc tài, chứ không phải
vì vì khác biệt chủ trương thay đổi hiện trạng đất nước. Vì vậy dân chúng không
muốn quan tâm đến những quyết định liên quan đến sự tồn vong của đảng hay những
thay đổỉ nhân sự lãnh đạo đảng.
Trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, nhân dân cả nước
trông đợi ở một sự cải cách thực sự sâu rộng về mọi mặt để Việt Nam đi vào con
đường dân chủ và phát triển.
Đảng CS phải đặt quyền lợi Tổ quốc lên trên hệt và quyết
tâm:
– Dứt khoát từ bỏ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội
Mác-Lênin
– Chuyển hóa chế độ độc đảng phi dân chủ qua chế độ đa đảng
dân chủ.
– Thực hiện nguyên tắc tam quyền phân lập, nhà nước dân chủ
pháp trị và nền kinh tế thị trường.
– Chấp nhận quyền tự do tư tưởng, quyền đối lập chính trị,
quyền tự do báo chí và quyền tự do lập hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét