Bác
Hồ bắt nhịp
hát bài Kết đoàn tại Vườn Bách
Thảo, Hà
Nội,
1960
Chép
sử Việt nói bài hát Kết đoàn là ta chôm bài hát Đoàn
kết là sức mạnh của Tàu là không chuẩn, nếu hiểu "chôm"
theo nghĩa ăn cắp bản quyền. Bài hát Kết đoàn của ta bê gần như nguyên xi bài Đoàn
kết là sức mạnh của Tàu thật, nhưng không phải "chôm".
Đã từ lâu bài hát Kết đoàn đã ghi rõ ràng: Nhạc: Lư Túc, lời Mục Hồng, lời Việt: sưu tầm, sao gọi là "chôm" được?
Vào thời buổi " bốn
phương vô sản
đều là anh em", trong khi âm nhạc nước
nhà (là nói nhạc tuyên truyền)
còn ở tình trạng xòn xòn xòn đô xòn thì việc
chú em lấy bài hát của ông anh, chế
biến lời chút đỉnh
rồi "phổ biến cho toàn dân ta" có thể
chấp nhận được. Chẳng sao cả.
Ông anh lấy đó làm vui, hà cớ gì mà kiện
cáo? Vả, một khi bài hát được
" nâng lên tầm quốc gia" chắc
chắn chú em đã thưa gửi
trước với ông anh rồi,
chắc chắn ông anh đã hảo
lơ hảo lơ rồi.
Kiện cáo thế nào?
Có điều mình quá ngạc
nhiên khi Chép sử Việt
"bật mí": Thông báo số
319-TB/TW ngày 1/4/2010 Kết luận của Ban Bí thư do đồng chí Trương Tấn Sang ký về việc tổ chức “Ngày âm nhạc
Việt Nam”. Trong Thông báo có đoạn:
… 1- Đồng ý lấy ngày 03 tháng 9 hàng năm, ngày Bác
Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca “Kết đoàn” tại công viên Bách Thảo, Hà Nội
(1960) là Ngày âm nhạc Việt Nam …
Tại sao lấy ngày Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài hát của Tàu làm " Ngày âm nhạc Việt Nam"? Chúng ta có thể mượn nhạc Tàu làm bài hát của ta. Có thể lấy ngày Bác chỉ huy dân chúng hát bài Kết đoàn làm ngày Toàn quốc đoàn kết chứ không thể lấy ngày phổ biến nhạc Tàu làm "Ngày âm nhạc Việt Nam", nó vừa sai vừa lố anh Tư à.
Mà cũng lạ, tại sao Ban Bí thư ra thông báo vậy mà giới âm nhạc
Việt Nam ai nấy đều im re, các nghệ
sĩ nhạc Việt không ai biết
hay không ai còn có liêm sĩ!?
Mặt tái mét, phờ phạc, quần áo xộc xệch của anh Tư và mặt đỏ lừ, nét hưng phấn thỏa mãn của người đẹp Lý Nhã Kỳ
Nguyễn Quang Lập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét