Chụp ảnh lưu
nieejmcura các nguyên thủ APEC 11/2011 ở Hawaii
Trong tuần qua, ngoại giao Việt Nam sôi động với chuyến
xuất ngoại của 2 trong bộ “tứ trụ triều đình” là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
(đi Mỹ) và chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (đi Hàn Quốc & Myanmar).
Truyền thông các lề hầu như chỉ “ưu tiên” chuyến thăm Hoa
Kỳ của ông Trương Tấn Sang. Cũng là lẽ thường tình. Chuyến đi của ông Nguyễn
Sinh Hùng mang tính “ngành nghề” của “chủ tịch Nghị viện”. Còn ông Trương Tấn
Sang là trên danh nghĩa “nguyên thủ quốc gia” Việt Nam.
Đây là lần thứ hai “nguyên thủ” Việt Nam thăm Hoa Kỳ. Lần
trước là ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ (6/2007) trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông
G.J. Bush. Dĩ nhiên, truyền thông lề phải đưa tin là “chuyến thăm thành công rực
rỡ” với “tuyên bố chung” về quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng theo mình, trên cương vị chủ tịch nước, ông Trương
Tấn Sang đã chọn nhầm thời điểm hoặc chọn sai hướng xuất hành.
Thông thường khi nguyên thủ của một nước này đến thăm nước
kia phải có ít nhất 2 điều kiện: LỜI MỜI CHÍNH THỨC & SỰ CHUẨN BỊ THẤU ĐÁO
CÓ HAY KHÔNG LỜI MỜI CHÍNH THỨC?
Lời mời thăm Hoa Kỳ” của Tổng thống Barack Obama đối với
ông Trương Tấn Sang, như báo chí Việt Nam nêu, đã chính thức chưa? Chưa. Mình
nghĩ thế.
Một lời mời chính thức cấp nguyên thủ sẽ là do chính
nguyên thủ đưa ra trong một buổi gặp song phương trực tiếp; hoặc thông qua vị
Ngoại trưởng của chính phủ đó.
Thời điểm mà “lời mời của tổng thống Mỹ”, nếu có, đưa ra
có lẽ là tháng 11 năm 2011. Khi đó ông Trương Tấn Sang dự hội nghị APEC tại
Hawaii. Hoa Kỳ là nước chủ nhà. Dĩ nhiên tổng thống chủ trì hội nghị thượng đỉnh.
Nhưng trong cuộc gặp song phương với ông Trương Tấn Sang thì đại diện phía Mỹ
là Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton chứ không phải ông Barack Obama (ảnh chụp
hai cặp vợ chồng nguyên thủ mà báo chí Việt Nam đăng, chỉ là bức chụp lưu niệm.
APEC 2012 tại Vladistock của Nga thì ông B. Obama không tham dự).
Bà H. Clinton (có thể) “thay mặt” hoặc “được sự ủy nhiệm
của tổng thống” đưa ra “lời mời chính thức” đến chủ tịch nước Việt Nam. Nhưng
nên nhớ rằng Bà là Ngoại trưởng của… nhiệm kỳ trước trong ê-kíp của ông B.
Obama (2008-2012).
Kể từ khi ông John Kerry, một “người bạn của Việt Nam”
thay vị trí bà H. Clinton (2/2013), ông chưa có lần nào đến thăm Việt Nam để
“thay mặt tổng thống” chuyển lời mời. Ngay cả thăm các nước “đồng minh chiến lược”
(không phải “đối tác chiến lược”) Đông Á, như Nhật, Hàn Quốc phải hai tháng
sau, ông mới đến. Còn các nước ASEAN gần đây, 01/7/2013, ông J. Kerry mới
“transit” sang Brunei gặp các ngoại trưởng khối này trước khi bay đi Trung
Đông.
Theo thông tin báo chí thì ông B. Obama có đưa ra lời mời
chung cho các vị nguyên thủ APEC 2011, đến thăm Hoa Kỳ. Đó chỉ là lời mời xã
giao. Lời mời đó lại cách đây 2 năm và là của nhiệm kỳ trước. Không thể vì lời
mời của nhiệm kỳ trước cách đây 2 năm để “lên kế hoạch” ngoại giao. Nếu ông B.
Obama không đưa ra lời mời (giao nhiệm vụ) mới, ông J. Kerry không có trách nhiệm
phải thực thi “công việc chưa hoàn thành” của bà H.Clinton.
… và “SỰ CHUẨN BỊ THẤU ĐÁO”?
Để có lời mời “chính thức” thì ít nhất phải qua kênh ngoại
giao. Ngoại trưởng là người chịu trách nhiệm về chuyển lời mời. Nhưng mời khi
nào thì cả guồng máy của chính phủ Mỹ, trước hết là các cố vấn thân cận về
chính sách đối ngoại đưa ra cho tổng thống. Rồi còn phải thăm dò đối thủ Đảng Cộng
hòa nữa,…
Hơn nữa, để có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh chính thức trong
vòng một giờ, cả hai bên phải chuẩn bị không chỉ lịch trình, thời gian mà cả nội
dung “đã đạt được những thỏa thuận chung” là gì. Từ kinh tế, ngoại giao, quân sự
liên quan đến chiến lược toàn cầu, phạm vi ảnh hưởng của nước được mời đến cả vấn
đề đối nội và đối ngoại của nước đó. Các bên liên quan giữa các bộ ngành, tổ chức
đã gặp gỡ hội đàm với nhau về những gì mà hai bên muốn đạt được chưa?
Phía Hoa Kỳ, về đối nội Đảng Dân Chủ chưa phải là đa số
áp đảo tại lưỡng viện. Cộng Hòa để ủng hộ hoàn toàn chính sách đối ngoại của
chính phủ. Điều này thể hiện qua sự phản đối của các nghị sỹ, dân biểu của đảng
Cộng hòa khi tiếp đón ông Trương Tấn Sang.
Chính quyền ông B. Obama nhiệm kỳ thứ hai đang vấp phải
nhiều vấn đề rắc rối từ đối nội (các dự luật bị ách lại tại lưỡng viện) đến đối
ngoại (như vụ “người đưa tin” Snowden). Mối quan hệ với Việt Nam chưa phải là
quan tâm hàng đầu. Trung Quốc, Nga, Nhật mới là vấn đề của Mỹ. Vấn đề Biển
Đông, Mỹ chỉ cần “đồng minh chiến lược Philippines”, tăng cường hợp tác quân sự
với Singapre,… là có thể đảm bảo thông thương hàng hải.
Chưa kể đến, trong con mắt chính giới Mỹ, Việt Nam đang
là nước thiếu dân chủ và vi phạm nhân quyền, tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Đây là một điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ ưu tiên “hợp tác toàn diện” hay “đồng
minh chiến lược”.
Vấn đề này, lấy MYANMAR làm ví dụ là rõ nhất.
Vừa mới tái cử, ông B. Obama đã bay sang thăm Myanmar và
đưa ra lời mời chính thức với ông Thein Sein. Năm tháng sau, ông Thein Sein đã
được đón tiếp long trọng đúng nghi thức nguyên thủ tại Oashington.
Mối quan tâm của truyền thông Hoa Kỳ dành cho ông Thein
Sein cũng rất phong phú. Ông có hơn 60 phút “trực tiếp” với Christine
Amanpour trên CNN. Ông cũng trả lời phỏng vấn nhiều báo lớn như Time, NYT,…
Đơn giản là Hoa Kỳ đánh giá cao sự thoát ly khỏi “giá trị
dân chủ” và “chuẩn mực xã hội quân sự” theo chế độ Mao-ít của Myanmar. Sau chuyến
đi, ông Thein Sein cũng “thực hiện lời hứa” của mình trước truyền thông quốc tế
là thả hết tù chính trị, mà trước đó ông đã có chính sách cho tự do báo
chí.
Như vậy, rõ ràng chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn
Sang đến Hoa Kỳ là một chuyến đi, ít nhất không được sự mong đợi của Hoa Kỳ.
Nói đúng ra là chưa đến thời điểm để Hoa Kỳ có “lời mời chính thức” cho Việt
Nam. Hay nói thẳng là Việt Nam chọn sai thời điểm để… ép Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ đã
“miễn cưỡng” tiếp đón phái đoàn Việt Nam.
Kết quả chuyến thăm đã chứng minh điều đó. Không cần minh
chứng bằng các nghi lễ đón tiếp của tổng thống không lịch lãm (nhắn tin, xem “tờ
rơi”, phơi đồng hồ cho đối tác và phóng viên nhìn) hay báo chí Mỹ lơ là, mà
truyền thông lề trái chứng minh và so sánh. Mình chỉ chú ý đến nội dung và thỏa
thuận đạt được giữa hai bên.
Về tuyên bố chung 9 điều đạt được với Mỹ, đều là những kết
quả làm việc với các vị bộ trưởng Nông nghiệp, Thương Mai và Ngoại Giao. Có
nghĩa là chẳng cần cấp nguyên thủ quốc gia mà chỉ cần đồng cấp bộ trưởng là OK!
Về “đối tác toàn diện”: chỉ có đạt được chừng đó điểm mà
gọi là “toàn diện” sao? Dù có thể chính ông B. Obama nói ra thì cũng chỉ là lời
nói ngoại giao.
Việc gặp gỡ chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Patrick Leahy để
vận động sự ủng hộ Việt Nam vào TPP cũng tốt, nhưng việc này có thể giao cho
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hoặc để ông Nguyễn Sinh Hùng.
Nếu chuẩn bị tốt, ông Trương Tấn Sang đến Thượng viện Hoa
Kỳ mà phát biểu trước Thương viện với đầy đủ các Nghị sỹ thì mới “thành công”
hơn.
Ngay cả thuật ngữ văn bản ngoai giao, hai bên cũng khác
nhau. Với Hoa Kỳ, không có sự chung chung mập mờ “đối tác toàn diện”. Chỉ có “đồng
mình chiến lược” hoặc “quan hệ bình thường” mà thôi. Đã là “đồng minh chiến
lược” thì bao gồm cả hiệp định quân sự, hiệp định kinh tế. Việt Nam chưa đáp ứng
hết các điều kiện về nhân quyền và tự do báo chí để Hoa Kỳ có thể nâng lên tầm
“chiến lược” trong quan hệ. Đó là điều chắc chắn.
Về phía Việt Nam, vị trí của ông Trương Tấn Sang là
“nguyên thủ” nhưng cơ chế của Việt Nam theo “Điều lệ Đảng” là “tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách”. Vì thế ông Sang chỉ quyết định vấn đề được trong phạm vi…
“Văn phòng chủ tịch nước”.
Còn vấn đề chọn ai là “đối tác chiến lược” thì do Bộ
chính trị quyết. Mặc dù mục tiêu “phấn đấu về mặt ngoại giao, các nước thừơng
trực trong Liên Hiệp quốc” sẽ là “đối tác chiến lược”nhưng đâu phải đơn giản,
muốn là được?
Ông B. Obama và chính quyền Hoa Kỳ rất hiểu điều đó.
Nghĩa là Bộ chính trị muốn hay ông Sang tuyên bố gì cũng không có… thực lực với
chính sách của Hoa Kỳ!
Mặt khác, ngoài vấn đề đối nội như bắt bớ blogger; trấn
áp biểu tình chống Trung Quốc, tự do ngôn luận,.. thì mục tiêu vào TPP đến cuối
năm nay, 2013 e cũng khó nhận được sự đảm bảo từ Hoa Kỳ.
Điểm nhấn của chuyến đi có lẽ làm hài lòng các học giả
CSIS và cả giới truyền thông là ông Sang đã tuyên bố thẳng “đường lưỡi bò” mà
Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông không có giá trị pháp lý và vi phạm chủ quyền
các nước trong khu vực.
Nói tóm lại, có vẽ như Việt Nam vẫn áp dụng chiêu thức
ngoại giao như thời chiến tranh. Không thể hô hào “làm bạn với tất cả” là có thể
chia tay ra theo ý muốn của mình. Trong khi đối nội vãn chưa đủ tiềm lực kinh tế
và cải cách chính trị để theo kịp thế giới
THỜI ĐIỂM (Timming) của màn kịch quan hệ chính trị Việt Mỹ
bây giờ không phải như thời kỳ đàm phán Paris 1968 -1972 nữa.
Chọn sai thời điểm là thế !
Trong
bữa ăn trưa tại Bộ Ngoại giao 24/7, khi ông J. Kerry nâng ly chúc mừng thì ông
Trương Tấn Sang vỗ tay. Ông Kerry phải chỉ tay nhắc nhở ông TTS mới nhìn thấy
ly rượu bên cạnh…
27/7/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét