Nếu nhà báo Minh Diện không viết bài “Nguyễn Công Khế đã dùng tiểu xảo chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm như thế nào?” thì ít ai biết được chuyện Nguyễn Công Khế dùng “tiểu xảo” nhằm chiếm ghế TBT báo Thanh Niên của Huỳnh Tấn Mẫm. Để làm rõ bản chất sự việc, nhóm phóng viên CLB Nhà báo trẻ đã tìm lại từng trang của tàng thư công văn, giấy tờ liên quan từ 30 năm trước. Xin công khai đến quý độc giả, nhất là đội ngũ cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên để thấy được thói ti tiện, bất chấp thủ đoạn vốn nằm trong bản chất con người Nguyễn Công Khế từ ngày xưa và không hề thay đổi cho đến tận bây giờ.
Huỳnh Tấn Mẫm trong phong trào sinh viên trước giải phóng
Huỳnh Tấn Mẫm là người kiên quyết bảo vệ Nguyễn Công Khế
Cuối năm 1985, Nguyễn Công Khế đang là phóng viên báo Phụ Nữ Việt Nam, đang chuẩn bị hồ sơ xin kết nạp Đảng thì xuất hiện thông tin tố cáo Khế tư thông với địch trong thời gian bị tù (từ tháng 5/1972 đến tháng 2/1975), nội dung tố cáo Khế đã thành khẩn khai báo, cung cấp nhiều thông tin về tổ chức, hoạt động của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng khiến hàng loạt đồng chí bị bắt, cầm tù, thủ tiêu ngay sau thời điểm Khế bị bắt.
Dù chưa có kết luận chính thức của TW Đoàn nhưng nhờ biên bản xác nhận, bảo lãnh của những người đồng chí, đồng đội trong khoảng thời gian cùng bị giam cầm với Khế tại nhà giam Chí Hòa như Lê Văn Nuôi, Đặng Thanh Tịnh, Đoàn Khắc Xuyên và đặc biệt là Huỳnh Tấn Mẫm (Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) mà Khế được kết nạp vào Đảng ngày 3/2/1986 tại Chi bộ Văn phòng 2, Phụ nữ Trung ương (Quận ủy Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh). Thời ấy, được kết nạp vào Đảng là sự tự hào ghê gớm và cũng là điều kiện tiên quyết nếu muốn thăng hoa sự nghiệp.
Sự ra đời của Tuần tin Thanh Niên, tiền thân của Báo Thanh Niên
Từ năm 1984, sau khi hoàn thành luận án Phó tiến sĩ tại Viện Hàm lâm Khoa học Xã hội Liên Xô, Huỳnh Tấn Mẫm về nước, tiếp tục công tác tại TW Đoàn với chức danh Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và bắt đầu nung nấu ý tưởng hình thành một tờ báo để làm diễn đàn nhằm tập hợp, tổ chức thanh niên, cũng vừa là phương tiện để trao đổi, tuyên truyền, hướng dẫn thanh niên trong giai đoạn mới. Khi anh trình bày ý tưởng, ngoài Lê Quang Vịnh (Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam), hầu hết các lãnh đạo của TW Đoàn đều gạt phắt vì khi ấy TW Đoàn đã có 2 tờ báo là Tiền Phong và Thiếu niên Tiền phong.
Để có giấy phép thành lập tờ báo, suốt gần 02 năm ròng rã, bất chấp mọi sự ngăn cản, phản đối, Huỳnh Tấn Mẫm đã ra bắc vào nam gõ cửa khắp nơi để bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình. Mãi đến đầu năm 1986, Ban Tuyên huấn TW mới ra công văn cho phép xuất bản “Tuần tin Thanh Niên”. Nếu không có cái bản lĩnh mang tên “Huỳnh Tấn Mẫm” ấy thì chắc chắn tờ “Thanh Niên” không bao giờ xuất hiện.
Biết Khế có khả năng viết lách, Huỳnh Tấn Mẫm đã làm thủ tục cho Khế về Tuần tin Thanh Niên, đầu tiên bị báo Phụ Nữ Việt Nam, nơi Khế đang công tác từ chối. Nhờ sự kiên trì của Huỳnh Tấn Mẫm, Đặng Thanh Tịnh mà cuối cùng Khế được về Thanh Niên làm việc. Huỳnh Tấn Mẫm không ngờ việc anh nỗ lực để bảo vệ và đưa Nguyễn Công Khế về Tuần tin Thanh Niên lại là một quyết định sai lầm lớn nhất và không thể sửa chữa suốt cuộc đời làm báo.
Thủ đoạn ti tiện của Nguyễn Công Khế đã chấm dứt sự nghiệp báo chí của Huỳnh Tấn Mẫm
Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm đã đưa những ý tưởng cải cách, đổi mới của mình làm tiêu chí hoạt động của Tuần tin Thanh Niên, nhờ thế tờ báo tìm được chỗ đứng trong lòng bạn đọc ngay từ những số đầu tiên và phát triển nhanh chóng, tia-ra liên tục tăng.
Sau khi đưa Nguyễn Công Khế về Tuần tin Thanh Niên, Huỳnh Tấn Mẫm tiếp tục nâng đỡ, giúp đỡ Khế. Tháng 6/1987, qua sự đề nghị của anh Mẫm, Khế được thăng chức Phó tổng biên tập và tham vọng quyền lực của Khế cũng bắt đầu từ đấy.
Chỉ ít lâu sau khi được cất nhắc lên ghế Phó tổng biên tập, Khế bỗng “phát hiện” mình có tài lãnh đạo, quyết không cam chịu làm cái bóng cho Huỳnh Tấn Mẫm. Từng bước, từng bước một Khế tìm đủ mọi cách để triệt hạ uy tín Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm nhưng không thành công. Bằng bản lĩnh, khí chất của mình, Huỳnh Tấn Mẫm đã vượt qua tất cả.
Để đạt được mục đích, Khế đã giở mánh khóe cuối cùng và nhơ bẩn, ti tiện nhất để hạ gục bằng được Huỳnh Tấn Mẫm bằng yếu tố “gia đình”. Thủ đoạn của Khế cùng đồng bọn là vu vạ cho chị Nguyễn Lương Dung (vợ anh Huỳnh Tấn Mẫm) đã “giật hụi hơn cả trăm cây vàng” (!?) để chị dính vào vòng lao lý và lấy đó làm cái cớ để triệt uy tín Huỳnh Tấn Mẫm trong các cuộc họp giao ban cán bộ TW Đoàn phía nam. Nghe một số cán bộ TW Đoàn kể lại, thời điểm đó Khế đã rỉ tai, tạo dư luận khắp nơi nhằm bêu rếu Tổng biên tập Huỳnh Tấn Mẫm. Quá thất vọng trước tình đời đen bạc, Huỳnh Tấn Mẫm chỉ cười nhạt và lạnh lùng ra đi, bỏ lại Tuần tin Thanh niên mà anh đã tốn bao tâm huyết gầy dựng. Nhà báo Minh Diện nhớ lại: Buổi sáng hôm ấy, cuộc họp cuối cùng ở số nhà 27 - Cao Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, Huỳnh Tấn Mẫm đứng dậy mỉm cười, nói: “Thôi các anh làm gì thì làm!” và ra khỏi phòng họp. Tôi nhớ mãi nụ cười buồn trên gương mặt rất lạnh, toát lên vẻ kiêu hãnh và khinh khi!. Thiếu sâu sát, quá nhẹ dạ cả tin vào những lời đường mật của Nguyễn Công Khế, ngày 1/11/1988, TW Đoàn đã vội vã ra quyết định số 88 TB/TWĐTN, chính thức kết thúc sự nghiệp báo chí của Huỳnh Tấn Mẫm và giao cho Nguyễn Công Khế “phụ trách toàn diện” mọi hoạt động của Tuần tin Thanh niên.
Thủ đoạn bỉ ổi của Nguyễn Công Khế bị bại lộ khi chỉ vài tháng sau, chị Nguyễn Lương Dung (vợ anh Mẫm) được minh oan, lúc này TW Đoàn mới ngã ngửa nhưng tất cả đều đã quá muộn. Ngày 3/6/1989, Bí thư Trịnh Tố Tâm đã ký thông báo / nghị quyết thi hành kỷ luật đảng viên với hình thức “khiển trách” đối với Nguyễn Công Khế. Tuy nhiên, vì vấn đề “bảo vệ nội bộ” nên văn bản hoàn toàn không nhắc đến bản chất sự việc mà chỉ nêu một số khuyết điểm nhẹ nhàng của Khế:
Án kỷ luật của TW Đoàn chỉ làm chậm bước tiến của Khế và cũng không hề được Khế kê khai trong những bản kiểm điểm đảng viên hàng năm. Bằng “năng khiếu” chạy chọt, y đã dàn xếp thành công cho Lương Ngọc Bộ (Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong) tạm thời “giữ giúp” ghế Tổng biên tập Tuần tin Thanh Niên dưới hình thức kiêm nhiệm và phải trả lại cho Khế chỉ 01 năm sau đó.
Qua câu chuyện từ 30 năm trước, cho thấy tính phàm ăn tục uống, thượng đội hạ đạp, lừa thầy phản bạn đã nằm trong máu của Khế từ ngày xưa. Bản năng loài linh cẩu đó, đến tận bây giờ vẫn chưa từng thay đổi. Về quá khứ Nguyễn Công Khế thì còn nhiều chuyện kinh thiên động địa, nhất là giai đoạn mà y đã đánh lừa cả lịch sử, chúng tôi sẽ quay lại trong một thiên phóng sự khác.
Đón xem kỳ tiếp: Nguyễn Công Khế xử lý việc phải ra tòa vì trốn nợ như thế nào? CLB Nhà báo trẻ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét