Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972?


Nguyễn Công Khế bằng tài năng miệng lưỡi, chà đạp lên đồng chí, đồng đội để đạt được cả danh lẫn lợi hôm nay
Nhìn lại những nhân vật của phong trào sinh viên học sinh miền Nam trước giải phóng, dễ dàng nhận thấy những tấm gương như Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… Sau khi nước nhà thống nhất, họ vẫn âm thầm cống hiến và hết sức khiêm nhường khi nhắc lại quá khứ hào hùng của một thời tuổi trẻ. Những con người ấy được ví như những đốm than hồng làm ấm áp cuộc đời vốn đầy dẫy bất công, lạnh lùng vô cảm. Ngược lại, có những kẻ nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo, miệng trơn như bôi mỡ, dùng chiếc lưỡi không xương uốn cong sự thật, chà đạp lên đồng chí đồng đội, lừa gạt cả lãnh đạo cấp trên để tiến thân, thì dù hôm nay có ở tột đỉnh vinh quang, sở hữu khối tài sản trăm tỷ, nghìn tỷ,… nhưng ngày mai rồi sẽ ra sao khi sự thật lịch sử được phơi bày?
Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin đưa ra bằng chứng không thể chối cãi về cái gọi là “khí tiết kiên cường”, “dũng khí hiên ngang”, “dù bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn một lòng trung kiên với Cách mạng, quyết không khuất phục, đầu hàng”,… của Nguyễn Công Khế, vốn là những lời thường trực trên môi và ghi trong hàng loạt báo cáo thành tích, giúp y có tiền đồ rộng mở dẫn đến sự vinh quang với khối tài sản khổng lồ trước khi “hạ cánh an toàn”.
Trên thực tế, quá trình hoạt động của Nguyễn Công Khế đến lúc bị bắt (15/5/1972) chỉ đúng 8 tháng rưỡi và không thật sự vĩ đại như y từng khoe mẽ là “Lãnh tụ của học sinh Đà Nẵng”. Cụ thể, tháng 3/1971, Khế từ quê ở Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Tín ra Đà Nẵng, là học sinh trường Phan Châu Trinh. Tháng 8/1971, được đồng chí Đỗ Pháp (Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng, là học sinh cùng lớp với Khế khi ấy) giới thiệu vào tổ chức cách mạng này.

Luật sư Đỗ Pháp, nguyên Phó Chủ tịch Nội vụ của Tổng đoàn HS Đà Nẵng (1970-1975), người đã giới thiệu Nguyễn Công Khế vào tổ chức
Đầu tháng 5/1972, Khế được kết nạp vào Đoàn Nhân dân Cách Mạng Đà Nẵng theo giới thiệu của đồng chí Đặng Thái. Ngày 12/5/1972, Khế được phân công làm Bí thư chi đoàn trường Phan Chu Trinh. Và chỉ 3 ngày sau (15/5/1972), khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng được lệnh chính quyền cách mạng chỉ đạo tập hợp lực lượng để chuẩn bị nổi dậy. Kế hoạch bị lộ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã trấn áp toàn bộ các sơ sở của Tổng đoàn. Khế bị bắt cùng 32 đồng chí khác (trong đó có cả các đồng chí cấp trên trực tiếp của Khế như Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải, Phan Quý, Nguyễn Cam,...).

Trái ngược hoàn toàn với những cái gọi là “khí tiết”, “dũng khí”, “trung kiên” mà Khế tự tâng công cho mình sau này, khi thẩm vấn tại Bộ Chỉ huy Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng (thuộc Bộ Chỉ huy CSQG Khu I, Bộ Nội vụ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa) vào ngày 7/6/1972, Khế đã khiếp nhược cung khai sạch sẽ toàn bộ quá trình hoạt động của mình tại Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Nhân dân Cách mạng kể từ khi gia nhập. Kể cảchức danhvai trò và hoạt động của các đồng chí cấp trên như: Đặng Thanh Tịnh, Đỗ Pháp, Lê Thị Ngọc Lan, Đặng Thái: 
  • Nguyễn Công Khế: “Thưa, vào khoảng tháng 8/1971, tôi được tên Đỗ Pháp học sinh cùng lớp giới thiệu tôi gia nhập Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng mục đích làm những công tác xã hội.... Gần đây lại phối hợp với sinh viên Huế cứu trợ đồng bào Trị Thiên tỵ nạn Cộng sản. Đoàn này do tên Lê Thị Ngọc Lanlà trưởng khối xã hội Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng làm đoàn trưởng đoàn lạc quyên hướng dẫn”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, trong thời gian tôi gia nhập vào Tổng đoàn học sinh, qua các công tác cứu trợ, có tên Đặng Thanh Tịnh, chủ tịch Tổng đoàn Học sinh và tên Đặng Thái có nói với tôi hiện tại Tổng đoàn cần có một số người nòng cốt để phát triển nhân lực hầu quấy rối chính quyền, khi có xảy ra việc bắt bớ sinh viên học sinh. Tôi cũng có tham dự ngày bãi khóa tại trường Phan Chi Trinh, mục đíchchính tên Đặng Thanh Tịnh tuyên bố: Từ đây mỗi trường sẽ có một toán trưởng để kiểu kê, nắm vững nhân lực của mỗi trường và theo dõi hành động của mỗi người. Thêm vào đó tên Tịnh nói tiếp chính quyền đã bắt hầu hết sinh viên Huế, chúng ta cần phải hành động để bảo vệ cho chính Học sinh Đà Nẵng. Mục đích bãi khóa là đòi hỏi chính quyền thả tự do cho tất cả SVHS đã bị bắt”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, đến ngày 8.5.1972, tên Đặng Thái còn nói với tôi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đã biến thành lực lượng lấy tên Đoàn Nhân dân Cách mạng Đà Nẵng, nhằm mục đích hỗ trợ cho Cách mạng. Đến ngày 9.5.1972 tên Thái kêu gọi nên tham gia vào lực lượng này, tôi đồng ý. Qua 2 hôm sau tôi và tên Hoa đến nhà tên Thái. Tại đây tên Thái lấy ra câu khẩu hiệu “quyết tâm đem hết khả năng phục vụ cho Cách mạng” dán trên tường, liền khi đó tên Thái tuyên bố thay mặt cho Đoàn thâu nhận 3 anh vào đoàn viên Nhân dân Cách mạng gồm có tôi (Nguyễn Công Khế), Huỳnh Văn Hoa và Lê Đức Hùng; tôi và hai anh này được kết nạp chính thức và tuyên thệ vào Đoàn Nhân dân Cách mạng tại nhà Đặng Thái vào ngày 1.5.1972”.
  • Nguyễn Công Khế: Thưa, vào chiều ngày 12.5.1972, có cuộc hội thảo phê bình về công tác cứu trợ tại Tịnh xá Ngọc Cơtên Thái kéo tôi ra phía sau đưa cho tôi bức thư, vì chưa tiện xem tôi đem về nhà quả là bức thư của Ban chấp hành Trung ương gửi đồng bào toàn quốc, tôi thấy một lá cờ ở giữa có cái lưỡi liềm và một gạch ngang qua giống như chiếc búa, nội dung tuyên truyền về việc đòi Mỹ rút quân. Bức thư này tôi bỏ sau túi quần đến lúc lên nhà Tốt gặp phải lúc nhân viên Công lực đến, tôi quá hoảng hốt bèn lén ra ngã sau vất bức thư ấy vào phòng tắm của nhà tên Tốt”.

Nhục nhã thay khi một Đoàn viên Nhân dân Cách mạng khi đối thoại với kẻ thù lại dùng đại từ “tên” vốn chỉ dành cho tội phạm để chỉ điểm cấp trên, đồng đội của mình với giọng điệu xun xoe một “dạ” hai “thưa”. Thậm chí Khế còn hèn nhát khi cam kết với địch: “Thưa, tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật, nếu man trá hoặc dấu diếm tôi xin chịu tội trước pháp luật”. Nguyên văn nội dung lời khai của Khế được Đặng Văn SongPhụ tá đặc biệt của Chỉ huy trưởng CSQG Đà Nẵng sao y chánh bản vào ngày 24/6/1972:
Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 1)
Biên bản hỏi cung Nguyễn Công Khế tại Bộ Chỉ huy CSQG thị xã Đà Nẵng ngày 7/6/1972 (trang 2)
Kết quả khi Khế cùng nhiều đồng chí khác thuộc Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quân sự Mặt trận Quân khu 1 (Sơn Trà, Đà Nẵng), đồng chí Đặng Thanh Tịnh bị tuyên án 5 năm tù giam,  các đồng chí Đặng Thái, Ngô Minh Hải, Phan Quý bị 4 năm tù giam,… còn Khế thì được khoan hồng với mức án 30 tháng tù vì tội “quấy rối trật tự trị an”. Thời gian ở tù, về mặt công khai, Khế tỏ ra là người năng nổ, tích cực nhất, luôn dẫn đầu trong các phong trào đấu tranh, sát cánh cùng các bạn tù chính trị như Đặng Thanh Tịnh, Ngô Minh Hải, Phan Quý, Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Hòe,… và cả Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi trong thời gian chuyển vào nhà lao Chí Hòa. Nhưng những người đồng chí, đồng đội ngày ấy không thể ngờ, mọi hoạt động, kế hoạch của họ đều bị địch nắm rõ như trong lòng bàn tay, các hành động quan trọng đều bị dập tắt từ trong trứng nước, tất cả đều do Khế làm tay trong, cung khai cho địch. Chưa hết, sau khi Đoàn Thanh niên Cách mạng Đà Nẵng bị trấn áp, nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, bị địch bắt giữ, thủ tiêu cũng do Khế khai thác được từ các đồng chí của mình trong thời gian ở tù, báo cáo cho địch.

Tháng 2/1975, trong khi Đặng Thanh Tịnh cùng nhiều đồng chí trung kiên bị địch đày ra Côn Đảo, vốn được xem là địa ngục trần gian của các chiến sĩ cách mạng thì Nguyễn Công Khế được chính quyền VNCH thả tự do tại Đà Nẵng. Với tài hùng biện, miệng lưỡi, Khế đã đánh lừa tất cả các đồng chí lãnh đạo địa phương nhưNguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy), Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà), Hồ Nghinh (Bí thư Tỉnh ủy, Thường vụ Khu ủy Khu 5) để tiếp tục được chính quyền cách mạng trọng dụng, lãnh đạo tín nhiệm, thương yêu, nâng đỡ để y có được sự nghiệp ngày nay…
Bức ảnh được Khế treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà tưởng niệm Nguyễn Công Khế tại khu Biệt thự Quế Mi của gia đình tại Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để giới thiệu “quá khứ lẫy lừng” của mình khi có khách viếng thăm
Nguyễn Công Khế những tưởng đã ém nhẹm thành công sự phản bội Cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội năm xưa và tiếp tục lên mặt huênh hoang, khoác lác về một quá khứ hào hùng ảo tưởng, nay đã bị phơi bày ra ánh sáng và không thể phủ nhận. Chưa hết, thông qua các bằng chứng lịch sử, CLB Nhà báo trẻ sẽ tiếp tục phanh phui tội lỗi chất chồng của Nguyễn Công Khế với chính quyền cách mạng trong phóng sự tiếp theo, dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”.
Phóng sự sau sẽ dẫn đến một nghi án mà đến nay vẫn chưa có kết luận về quá khứ đầu hàng địch của vị “minh chủ” mà Nguyễn Công Khế đang “y cẩm dạ hành”...

Đón xem kỳ tiếp: Tài liệu MẬT | Nguyễn Công Khế - cây đinh của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH cắm vào tim Chính quyền Cách mạng 

CLB Nhà báo trẻ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét