Sau khi Liên bang Sô Viết sụp đổ vào đầu thập niên 90, Hoa Kỳ
được coi như không còn đối thủ, trở thành siêu cường độc nhất trên thế giới.
Nay có nhiều quan điểm khác nhau về nhận định này, có người cho là Mỹ không còn
là siêu cường độc nhất vì nhiều cường quốc khác đang đi lên cạnh tranh với Mỹ
kể cả sự trở lại giành địa vị của nước Nga, một siêu cường cũ.
Trong cuốn hồi ký của cựu Bộ trưởng Quốc phòng
McNamara “In Retrospect, The Tragedy and Lessons of VietNam” xuất bản năm 1995,
tại các trang 325-330, ông nói.
“Thế kỷ sau các nước Thứ Ba sẽ tăng rất nhanh về dân số, kinh
tế như Ấn độ sẽ lên 1 tỷ 6, Nigeria 400 triệu, Ba Tây 300 triệu.
Nếu Trung Cộng đạt mục tiêu kinh tế năm 2000 tiếp tục như thế nhưng không tăng
trưởng mạnh trong 50 năm nữa, họ sẽ có lợi tức, sẽ ảnh hưởng Tây phương giữa
thế kỷ 20, Tổng sản lượng của họ (GDP) sẽ vượt qua Mỹ, Tây Âu, Nhật, Nga, đó sẽ
là một siêu cường đáng kể.
Mặc dù vẫn là siêu cường, nước Mỹ ở trong một thế giới đa
cực, Mỹ sẽ phải thay đổi chính sách ngoại giao, quốc phòng cho phù hợp với thực
tại. Trong thế giới đó cần có bang giao, quan hệ mới giữa các siêu cường Trung
Hoa, Âu châu, Nhật, Nga và Mỹ, giữa các siêu cường và các nước khác. Chiến
tranh lạnh chấm dứt không có nghĩa là chiến tranh sẽ chấm dứt.”
Cách đây hơn hai thập niên, McNamara tiên đoán trong một
tương lai gần Hoa Kỳ sẽ không còn là siêu cường duy nhất, vì sự nổi lên của
nhiều cường quốc khác. Hoa Kỳ sẽ không còn khả năng làm thay đổi mỗi nước theo
một hình ảnh mà chúng ta muốn (to shape every nation in our own image...)
Năm ngoái, trên BBC tiếng Việt, một tác giả trong nước nói
đai khái như sau:
“Nước Mỹ sẽ không còn là siêu cường duy nhất mà chỉ là một
con cá lớn bên cạnh những con cá lớn khác.”...
Nay phe ta vẫn thích ca ngợi sự lớn mạnh của các đồng chí, kể
cả Nga mặc dù họ đã từ bỏ CS từ khuya và nhât là Trung Quốc anh em.
Gần đây tác giả Bùi Quang Vươm ở trong nước có bài nhận định
về Donald Trump “Trump Siêu Nhân?”
Tác giả nói Trump đối diện trực tiếp với những vấn nạn lớn
nhất của Hành tinh, và hình như đang hoá giải tất cả các vấn đề ấy cùng một
lúc.
Tác giả ca ngợi Trump, ông ta giải quyết nhiều vấn đề cùng
một lúc và nhận định về nước Mỹ như sau:
“Trump đang chứng minh rằng Mỹ có thể quyết định tất cả, sắp
đặt tất cả..
... Mỹ là người quyết định mọi chuyện, cần và chỉ cần thương
lượng với Mỹ, theo điều kiện mà Mỹ có thể chấp nhận”
Ở đây tôi chỉ nêu một số nhận xét của tác giả Bùi Quang Vươm
về sức mạnh của nước Mỹ nhưng không khen, chê chính sách của Tổng Thống Trump
vì nó không nằm trong chủ đề của bài viết mà tôi trình bầy dưới đây.
Mặc dù nay Hoa Kỳ vẫn là siêu cường hàng đầu thế giới về quân
sự (1) nhưng TT Trump dùng đòn kinh tế mà không xử dụng vũ khí trong thương
thuyết. Nay ông Trump gây áp lực kinh tế tối đa cùng một lúc với Bắc Hàn, Trung
Quốc, Thổ Nhĩ, Iran. Trước mắt, Bắc Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu nhương bộ, Trung
Cộng, Iran sẽ chấp nhận những đòi hỏi của Hoa Kỳ và chỉ là vấn đề thời gian.
Nhiều nước lên án TT Trump đã làm đảo lộn trật tự thế giới,
ông tăng thuế hàng nhập cảng của Trung Cộng và ngay cả các đồng minh từ Canada,
Mexico đến Âu châu, Nhật. để đòi hỏi sự công bằng về mậu dịch. Mặc dù Trung
Cộng nay là cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới, Tổng Sản Lượng (GDP)
của họ chiếm khoảng 60% GDP Mỹ (2) phải chịu điêu đứng vì những đòn tăng thuế
hàng nhập vào Mỹ (3). Xem như thế kinh tế Mỹ vững mạnh là chừng nào, chỉ có Mỹ
mới có khả năng trừng phạt kinh tế các nước khác và cùng một lúc kể cả cường
quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới.
Những năm trước nhiều bình luận cho rằng Trung Cộng sẽ trở
thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt qua mặt Mỹ trong vòng 10, hoặc 20 năm
nữa...nghĩa là TSL GDP của họ sẽ bằng rồi vượt Mỹ nhưng trên thực tế chuyện này
khó sẩy ra: Kinh tế Mỹ không phụ thuộc vào xuất cảng mà có khả năng tiêu thụ
trong nước, khoa học công nghiệp cao, làm những hàng kỹ nghệ nặng và high tech
ngược lại kinh tế Trung Cộng phụ thuộc vào xuất cảng, họ chỉ đủ khả năng làm
hàng tiêu dùng vì khoa học kỹ thuật còn yếu kém
Tổng cộng năm năm 2017 Hoa Lục xuất cảng 2. 26 ngàn tỷ (Mỹ
Kim), trong đó 94% là hàng sản xuất công nghiệp tới các nước theo tỷ lệ:
Mỹ 18.3%, khối Liên Âu 16.1%, Hồng Kông 13.8%, Nhật 6.1%, Nam Hàn 4.5%, các
nước khác 41.2%.
Người ta nói nay họ là một công xưởng lớn sản xuất đồ tiêu
dùng cho cả thế giới.
Hàng Hoa Lục rẻ xâm nhập các nước khác nhờ: Khối nhân công rẻ
mạt và đông như kiến, trợ giá của chính phủ, hạ giá đồng Nhân dân
tệ, xử dụng nguyên liệu bẩn, rẻ và độc hại và nhất là ăn trộm ăn cắp kỹ thuật
của Mỹ, Tây phương, Nhật...Những yếu tố kể trên khiến các nước không thể cạnh
tranh nổi hàng Hoa Lục ngay trên đất nước họ
Nhờ ăn cắp thông tin của Mỹ làm hàng rẻ mạt, phẩm chất tương
đương nên họ dễ cạnh tranh nhưng nay trò gian trá này đã bị ngăn
chận. Một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật còn yếu kém chuyên đi ăn cắp ăn
trộm thông tin công nghệ của Mỹ không thể thành siêu cường kinh tế vượt Mỹ
được.
Từ khi TT Trump mở chiến tranh mậu dịch với Trung Cộng từ đầu
tháng 7 tới nay mới có gần 4 tháng, Kinh tế Hoa Lục vô cùng khốn đốn. Chứng
khoán Trung Quốc giờ đã giảm 12% trong tháng 10/2018 và 26% trong 12 tháng vừa
qua. (trang Invest). Chỉ số Shanghai ngày 16-10 giảm 8,84%, mức giảm mạnh nhất
kể từ 18/2/1997. (VN Express)
Các nhà đầu tư đua nhau bán tháo khiến gây khủng hoảng tài
chính, chứng khoán tuột dốc liên tục, nhà nước phải “bail out” cứu thị trường
nhưng chỉ như muối bỏ biển, đồng Nhân dân tệ nay xuống thấp nhất từ thập niên
qua, các công ty vội vã rút khỏi Tầu.
Nền kinh tế Mỹ có cơ bản về thị trường, khoa học công nghệ,
sản xuất.. từ bao đời nay trong khi kinh tế Hoa Lục hiện là kinh tế chỉ huy,
phụ thuộc vào xuất cảng và phụ thuộc cả vào ăn trộm ăn cắp bí mật công nghiệp,
kỹ thuật của Mỹ. Kinh tế của họ bấp bênh, chụp giựt. Trước chính sách mậu dịch
của Mỹ, họ ráng chịu đòn để hy vọng Dân chủ sẽ thắng cử trong cuộc bầu của
tháng 11 sẽ giúp họ cản trở chính sách mậu dịch của TT Trump.
Nay TSL GDP của các nước đứng đầu trên thế giới được xếp thứ
tự như sau: Mỹ 19 ngàn tỷ tư, Hoa Lục 12 ngàn tỷ, Nhật 4 ngàn tỷ, Đức 3 ngàn tỷ
7, Anh 2 ngàn tỷ 6..... Nước Nga về TSL kinh tế rất khiêm tốn, chỉ có 1 ngàn tỷ
rưỡi (1 ngàn tỷ 500) đứng thứ 12, thua Nam Hàn một bậc.
Quân sự
Về phương diện quân sự, trang Hỏa lực toàn cầu (4) đã xếp
hạng các cường quốc quân sự trên thế giới theo thứ tự như sau:
1-Mỹ
2-Nga
3-Trung Cộng
4-Ấn độ
5-Pháp
6-Anh
6-Anh
7-Nhật
. . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . .
Nga được xếp hạng nhì nhờ kho vũ khí cũ để lại từ thời chiến
tranh lạnh, Kinh tế cũng như Ngân sách quốc phòng chỉ là con số không so với
Mỹ. TSL GDP Mỹ nay (19 ngàn tỷ 4) gấp gần 13 lần Nga (1 ngàn tỷ rưỡi). Ngân
sách Quốc phòng Mỹ nay 712 tỷ, gấp 15 lần NSQP Nga (47 tỷ).....
Trung Cộng GDP bằng hơn một nửa Mỹ, Ngân sách quốc phòng (151 tỷ) chưa được một phần tư của Mỹ (712 tỷ).... khoa học còn yếu kém, họ đóng tầu, chế tạo máy bay quân sự, vũ khí ..... nhái theo Nga hoặc thuê chuyên viên nước ngoài thực hiện.
Trung Cộng GDP bằng hơn một nửa Mỹ, Ngân sách quốc phòng (151 tỷ) chưa được một phần tư của Mỹ (712 tỷ).... khoa học còn yếu kém, họ đóng tầu, chế tạo máy bay quân sự, vũ khí ..... nhái theo Nga hoặc thuê chuyên viên nước ngoài thực hiện.
Về Ngân sách quốc phòng nay Mỹ là 712 tỷ, nếu đem cộng lại
NSQP của 9 nước còn lại trong số 10 nước Top Ten về quân sự trên thế giới chỉ
được 520 tỷ (Tầu 151 tỷ, Arab Seoudite 56 tỷ, Anh 50 tỷ, Ấn 47 tỷ, Nga 47 tỷ,
Đức 45 tỷ, Pháp 40 tỷ, Nam Hàn 40 tỷ ), tổng cộng vẫn còn nhỏ hơn NSQP của Mỹ
rất nhiều.
Xem như thế bộ máy Quân sự của Mỹ vĩ đại khủng khiếp là chừng
nào.
Về vũ khí nguyên tử Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất
nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử mà các cường quốc CS Nga, Tầu đã đánh cắp tài
liệu của họ về chế tạo. Mỹ cũng là nước duy nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong
chiến tranh (1945). Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất.
Từ 1940 tới 1996, trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo
giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ
1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn tổng số đầu
đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại (5)
Riêng về Hải quân, lực lượng Hàng không mẫu hạm của Mỹ nay là 10 tầu khổng lồ (trên100 ngàn tấn) hiện dịch, hai tầu trừ bị và 10 Hàng không mẫu hạm loại trung bình cho trực thăng và máy bay phản lực lên thẳng, tổng cộng 20 chiếc. Các nước khác chỉ có một số giới hạn Hàng không mẫu hạm không đáng kể, loại nhỏ hoặc trung bình, chưa nước nào kể cả Nga đóng được HKMH lớn 100 ngàn tấn, mà chỉ vào khoảng dưới 60 ngàn tấn. Nhiều nước mua lại tầu cũ, lỗi thời: Nhật 4 chiếc, Pháp 4 chiếc, Ai cập 2, Ý 2, Úc 2, Nga 1....
Riêng về Hải quân, lực lượng Hàng không mẫu hạm của Mỹ nay là 10 tầu khổng lồ (trên100 ngàn tấn) hiện dịch, hai tầu trừ bị và 10 Hàng không mẫu hạm loại trung bình cho trực thăng và máy bay phản lực lên thẳng, tổng cộng 20 chiếc. Các nước khác chỉ có một số giới hạn Hàng không mẫu hạm không đáng kể, loại nhỏ hoặc trung bình, chưa nước nào kể cả Nga đóng được HKMH lớn 100 ngàn tấn, mà chỉ vào khoảng dưới 60 ngàn tấn. Nhiều nước mua lại tầu cũ, lỗi thời: Nhật 4 chiếc, Pháp 4 chiếc, Ai cập 2, Ý 2, Úc 2, Nga 1....
Trong tương lai sẽ không bao giờ có nước nào, kể cả Nga có hy
vọng đóng được HKMH khổng lồ trên 100 ngàn tấn vì nó vô cùng tốn kém (từ 10-15
tỷ) đòi hỏi khoa học kỹ thuật rất cao. Trên thế giới sẽ không bao giờ một nước
nào có lực lượng Hải quân, HKMH đối địch được với Mỹ.
Tầu sân bay vẫn
được coi là một “biểu tượng sức mạnh” của quốc gia trên đại dương (The aircraft
carrier remains a nation's "symbol of strength" on the high seas)
Kết luận
Như đã trình bầy
hiện nay và trong thế kỷ tới ta chưa thấy dấu hiệu gì cho thấy cường quốc nào
có thể hơn hay bằng Mỹ về Kinh tế cũng như Quân sự, Quốc phòng. Mười mấy năm trở lại đây, TT Putin
một chính trị gia mới nổi gây nhiều căng thẳng cho Tây phương. Ông ta tiếc nhớ
Sô Viết Nga oai hùng thời chiến tranh lạnh và muốn làm sống lại cả một thời
oanh liệt xa xưa....mà gần đây bị Tây phương rẻ rúng: Sô Viết tan rã năm 1991,
15 nước thuộc địa đòi độc lập, dân số Nga tụt xuống chỉ còn một nửa
(145 triệu). Về kinh tế thập niên 1970, 1960 Tổng sản lượng GDP Nga khoảng một
nửa của Mỹ (6) nay chỉ còn khoảng 1/13 của Mỹ. Ngân sách quốc phòng Mỹ nay 712
tỷ gấp 15 lần Nga (47 tỷ)....
Đối với Mỹ, nướcNga bây giờ chỉ là con số không ngoài cái kho
vũ khí cũ nhất là bom Nguyên tử từ thời chiến tranh lạnh. Năm 2014 trong cơn
nóng giận Putin tuyên bố Nga là nước duy nhất có khả năng biến nước Mỹ thành
tro bụi chỉ là cách nói cho đỡ tủi, ai người ta để cho anh lộng hành như thế?
Trung Cộng về TSL kinh tế GDP có thể sẽ từ từ bằng hay qua
mặt Mỹ tuy không có gì bảo đảm chắc. Mặc dù Hoa Lục muốn sánh vai với Mỹ
về quân sự, quốc phòng nhưng còn xa với lắm, khoa học nhất là về quốc phòng của
họ còn yếu kém so với Nga, Mỹ, Pháp, Nhật.. Một ông Tướng 4 sao Nhật cách đây
5, 6 năm đã chê bai Hải quân, Không quân Hoa Lục còn lạc hậu từ 10 cho tới 20
năm so với Nhật
Nay Hoa Kỳ vẫn có khả năng làm đảo lộn trật tự thế giới theo
ý họ muốn và tiên đoán về vai trò khiêm tốn của Mỹ như một số nhận xét số nhận
xét, bình luận chưa thể đúng vào lúc này hay trong tương lai.
Trên thực tế, Kinh tế cũng như Quốc phòng của Mỹ nay và trong
nhiều thập niên tới còn rất vững mạnh, vì sao? Tổng sản lượng Kinh tế Mỹ năm
2017 khoảng 19 ngàn 400 tỷ vẫn còn nhiều hơn TSL của cả khối Liên Âu cộng lại
(17 ngàn 300 tỷ). Ngân sách quốc phòng của 28 nước khối NATO (không kể Mỹ) nay
chỉ có 265 tỷ chưa được một nửa NSQP Mỹ (nay hơn 700 tỷ) (7)...
Như thế còn lâu một cường quốc nào mới có thể sánh vai được
với nước Mỹ.
Kinh tế, Quốc phòng Hoa Kỳ còn vĩ đại là chừng nào.....
Trọng Đạt
(1) http://www.globalfirepower.com
(2) Wikipedia, List of countries by GDP nominal: Mỹ 19,360,600 tỷ, Trung Cộng 12,014, 610 tỷ
(3) https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5700.html
Mỹ đòi hỏi họ phải tăng nhập cảng hàng Mỹ và giảm hàng xuất khẩu của họ, năm 2017 hàng xuât cảng từ Trung Cộng vào Mỹ là 505 tỷ và nhập từ Mỹ chỉ có 129 tỷ
(6) Samuelson, Economics trang 830 (in 1970)
(7) Wikipedia-
Member states of NATO,
NSQP của 29 nước
NATO (kể cả Mỹ) là 965 tỷ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét